Doanh nghiệp số

Samsung tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Hoàng Linh 08:33 03/07/2024

Trong cuộc gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sáng 2/7, Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong đã cam kết thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam.

thu-tuong-02072024.jpg
Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong (trái) bắt tay Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Seoul ngày 2/7. (Ảnh: VGP)

Theo đó, Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ trong 3 năm tới để nhà máy tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất module màn hình lớn nhất của tập đoàn trên toàn cầu.

Chủ tịch Samsung cho biết: “Thành công của Việt Nam là thành công của Samsung, sự phát triển của Việt Nam là sự phát triển của Samsung”, tờ Korea Herald trích dẫn thông tin của Báo Chính phủ cho biết.

Đánh giá cao sự đầu tư của Samsung tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh “thành công, hiệu quả và bền vững” của Samsung tại Việt Nam.

“Các bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận giữa Việt Nam và Samsung”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói và cho biết thêm rằng Việt nam đang chuẩn bị ban hành luật mới để hỗ trợ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như chip, trí tuệ nhân tạo và các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị ban hành nghị định về hợp đồng mua bán trực tiếp và hệ thống bán hàng cung cấp điện nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Samsung tiếp tục hỗ trợ các công ty Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh và mở rộng quan hệ đối tác để các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị của Samsung và là một phần của hệ sinh thái R&D.

Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Gã khổng lồ công nghệ đã đầu tư 22,4 tỷ USD với số lao động khoảng 90.000 người. Năm 2023, Samsung Việt Nam xuất khẩu 55,7 tỷ USD.

Tập đoàn Samsung lần đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 1989, mở văn phòng giao dịch cho Samsung C&T tại Hà Nội. Tập đoàn hiện có các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh, thiết bị mạng, TV, màn hình và pin tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh chính dự kiến ​​sẽ đến thăm trụ sở sản xuất của Samsung Electronics tại Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, vào ngày cuối cùng của chuyến thăm 3/7.

Theo các nguồn tin trong ngành, ông Jun Young-hyun, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh chất bán dẫn của Samsung Electronics sẽ hướng dẫn Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến tham quan khuôn viên cơ sở tại Pyeongtaek.

Thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 trong chuyến thăm 4 ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có các cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu khác của Hàn Quốc để thảo luận về tăng cường quan hệ và hợp tác kinh doanh trong tương lai.

Ngày 1/7, Thủ tướng đã gặp ông Chung Ju-yung, Giám đốc Hyundai Motor và chia sẻ ​​về kế hoạch đầu tư tiềm năng của công ty hiện đang dẫn đầu thị trường ô tô tại Việt Nam. Riêng Hyundai Motor đã đầu tư 415 triệu USD vào Việt Nam, tuyển dụng 2.300 nhân viên tại Việt Nam. Kia, một thương hiệu ô tô khác thuộc tập đoàn, hợp tác với hãng ô tô Việt Nam THACO để chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô tại nhà máy ở tỉnh Quảng Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có các gặp trực tiếp với Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Cho Hyun-joon để thảo luận về các dự án kinh doanh đang diễn ra của công ty liên quan đến hóa chất Bio-BDO cũng như năng lượng tái tạo và công nghệ tài chính./.

Bài liên quan
  • CMC trao biên bản ghi nhớ với đối tác Hàn Quốc
    Trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, CMC đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác với KSP Steel và RSupport nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số (CĐS).
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thời điểm vàng để sinh viên định hướng nghề nghiệp theo ngành bán dẫn
    Theo lãnh đạo Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC)‏‏, đây là thời điểm vàng để sinh viên định hướng nghề nghiệp theo ngành bán dẫn, với mức lương hấp dẫn và triển vọng nghề nghiệp bền vững.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Đừng bỏ lỡ
Samsung tăng cường đầu tư vào Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO