Sắp diễn ra chuỗi webinar hàng tháng về hoạt động ứng cứu sự cố ATTT

PV| 23/04/2022 10:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) - Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT sẽ khởi động Chương trình chuỗi webinar định kỳ hàng tháng về hoạt động ứng cứu sự cố cho các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT mạng quốc gia vào ngày 28/4.

Chương trình sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến trên nền tảng số qua các điểm cầu và phát trực tiếp lên các kênh chính thức của VNCERT/CC trên các nền tảng mạng xã hội. 

Chuỗi Webinar dự kiến tổ chức định kỳ hàng tháng bắt đầu từ tháng 4/2022 và kết thúc vào tháng 12/2022 với 9 chủ đề dự kiến. Mỗi một chủ đề sẽ có một diễn giả trình bày, một khách mời là chuyên gia liên quan đến chủ đề và một người điều phối để tạo tương tác giữa diễn giả, khách mời và trao đổi, giải đáp các câu hỏi đến từ những người tham gia hội thảo.

Diễn giả cho chủ đề tháng 4/2022 là ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ An ninh mạng, Công ty An ninh mạng Viettel. Ông hiện có hơn 13 năm kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng, đặc biệt là các mảng dịch ngược, nghiên cứu mã độc, xử lý sự cố ATTT, phòng chống tấn công có chủ đích. 

Ông Quảng đã từng tham gia xử lý nhiều sự cố ATTT nghiêm trọng thuộc các cơ quan nhà nước, Bộ Ngành, tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp lớn. Ông cũng là diễn giả thường xuyên của các hội thảo trong và ngoài nước như Security Bootcamp, TradaHacking, TetCon, Security World, BotConf,…

Tham gia chương trình còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Lê Thành, Phó Tổng giám đốc VNG. Trước khi về Việt Nam, ông Thành là kiến trúc sư chính phụ trách an toàn cho các bộ vi xử lý và chipset tại tập đoàn Intel. 

Ông Thành là sáng lập viên của nhóm nghiên cứu VNSECURITY (từ năm 1998) và là thành viên của "The Hacker’s Choice", nhóm nghiên cứu đầu tiên phá mã A5 GSM trong vòng một phút. Trong suốt thập niên vừa qua, ông Thành đã thuyết trình ở nhiều hội thảo quốc tế như Black Hat USA, HackInTheBox, PacSec,…

Chương trình sẽ diễn ra dưới sự điều phối của ông Lê Công Phú, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT/CC.

Nội dung chương trình nhằm chia sẻ, cung cấp nhiều kiến thức chuyên sâu cũng như góp phần gắn kết các thành viên trong mạng lưới Ứng cứu sự cố quốc gia. Trung tâm VNCERT/CC dự kiến nội dung chương trình tổ chức chuỗi webinar với tiêu đề "Đảm bảo ATTT trong kỷ nguyên chuyển đổi số quốc gia" bao gồm các nội dung kỹ thuật chuyên sâu về xu thế, hình thức tấn công mạng.../.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Sắp diễn ra chuỗi webinar hàng tháng về hoạt động ứng cứu sự cố ATTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO