Security Bootcamp 2022 giải quyết bài toán dữ liệu bị đánh cắp ngày càng phổ biến

Hoàng Linh| 10/09/2022 10:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Với chủ đề bảo mật thích ứng (adaptive security), Security Bootcamp 2022 đã chính thức diễn ra từ ngày 9 - 11/9/2022 tại Quảng Ninh.

Được tổ chức lần đầu vào năm 2012 tại thành phố Vũng Tàu, cho đến nay, cộng đồng đã trải qua 08 kỳ Security Bootcamp thành công, thu hút hàng ngàn lượt người tham dự trên cả nước.

Được sự bảo trợ của Cục An toàn thông tin (ATTT) -  Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh và Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), Security Bootcamp 2022 được Cộng đồng chuyên gia Security Bootcamp tổ chức. Chương trình có sự tham dự của hơn 150 đại biểu đến từ cộng đồng ATTT tỉnh Quảng Ninh và các sinh viên yêu thích an ninh thông tin, bảo mật, an ninh mạng...

Sau một năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, năm 2022 là năm kỷ niệm 10 năm lần đầu tiên được tổ chức, Security Bootcamp 2022 tiếp tục sứ mệnh xây dựng và kết nối đội ngũ những người làm về ATTT trong cả nước để cùng chia sẻ các kiến thức, kỹ năng mới nhất tạo thành một diễn đàn uy tín, chất lượng hàng đầu về ATTT tại Việt Nam.

Dữ liệu bị đánh cắp ngày càng phổ biến - Ảnh 1.

Security Bootcamp là diễn đàn mở

Security Bootcamp là một diễn đàn mà ở đó, mọi người tham dự đều có quyền phát biểu ý kiến, lập luận của mình. Các diễn giả là người dẫn dắt câu chuyện. Bất cứ khi nào người tham dự có thắc mắc, hoặc không đồng ý với ý kiến của diễn giả, họ đều có thể phát biểu, tranh luận trực tiếp với diễn giả. Mỗi phiên có một chuyên gia có uy tín làm nhiệm vụ điều hành, hướng tranh luận, thảo luận vào đúng chủ để, và tránh các xung đột không cần thiết.

Ban Tổ chức Security Bootcamp 2022 cho biết: Những cuộc tấn công mạng lưới blockchain chiếm đoạt tiền kỹ thuật số lên đến 625 triệu USD; những cuộc chiến trên không gian mạng (APT attack); xu hướng bảo mật điện toán đám mây (cloud security); an toàn dữ liệu cá nhân (data privacy), đặc biệt trong giai đoạn làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19... tất cả khiến cho chúng ta cảm thấy như đang bị cuốn vào dòng chảy xa bờ.

Cộng đồng Security Bootcamp nhận thấy cần có 4 chữ "A" để gia cố, nâng đỡ thế giới bảo mật, đó là A: Authentication (xác thực), Authorization (Uỷ quyền), Availability (khả dụng) và Authenticity (xác nhận) để có thể theo kịp dòng chảy thời đại, về gần bờ hơn. 

Theo đại diện Viettel, trong những năm trở lại đây, việc dữ liệu bị đánh cắp thông qua các loại mã độc diễn ra ngày càng phổ biến với hơn 100 triệu thông tin đăng nhập của người dùng mỗi năm. Nghiêm trọng hơn khi thông tin của nhiều người dùng tại Việt Nam đăng nhập vào các hệ thống trọng yếu xuất hiện trong tập dữ liệu mã độc chiếm số lượng rất lớn, đặc biệt là thông tin liên quan đến các lĩnh vực như tài chính - dịch vụ, chính phủ, viễn thông.

Hoạt động chính của chương trình gồm: Hội thảo chuyên môn về ATTT; đấu trường ATTT. Bên cạnh đó, đại diện Cục ATTT - Bộ TT&TT và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sẽ trao đổi về mối quan tâm tới ATTT tại Việt Nam. 

Dữ liệu bị đánh cắp ngày càng phổ biến - Ảnh 2.

Diễn tập về rủi ro an ninh thông tin

Cũng trong khuôn khổ Boot Camp 2022, đã có diễn tập về rủi ro an ninh thông tin đến từ phía con người thông qua điều tra nguyên nhân cũng như kiện toàn lại toàn bộ hệ thống của công ty truyền thông SBC Media là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông Việt Nam.

Để điều tra nguyên nhân cũng như kiện toàn lại toàn bộ hệ thống, SBC Media tổ chức một cuộc thi về ATTT và mời những nhóm chuyên gia ATTT thực hiện 2 nhiệm vụ: điều tra nguồn gốc, cách thức và nguyên nhân cuộc tấn công (Forensic); thử tấn công, đánh giá, kiểm tra lại an ninh thông tin của toàn hệ thống (Attack). Mỗi đội tham dự đóng vai trò là những nhóm chuyên gia ATTT hỗ trợ SBC Media thực hiện 2 nhiệm vụ này.

Đồng hành cùng sự kiện năm nay là các đơn vị trong nhóm dẫn đầu về công nghệ thông tin và điện toán đám mây của Việt Nam như Viettel Cyber Security, Tập đoàn VNPT, Công ty CP Tin học Mi Mi (Mi2 Jsc.,), Công ty CP NetNam, Công ty TNHH Vina Aspire và nhiều tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia có uy tín khác trong cộng đồng công nghệ trong và ngoài nước./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Security Bootcamp 2022 giải quyết bài toán dữ liệu bị đánh cắp ngày càng phổ biến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO