Sinh viên ngành kỹ thuật hướng đến cuộc thi tự động hoá lần 2

Tuấn Trần| 09/10/2020 21:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Vòng chung kết cuộc thi Tự động hóa năm 2020 đã được tổ chức tại trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (HCMUTE), đánh dấu sự trở lại sau thành công của mùa thi 2019.

Với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp tự động hóa tại Việt Nam, dự án BUILD-IT tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã phối hợp cùng Rockwell Automation, First Solar và nhiều doanh nghiệp (DN) cũng như đối tác giáo dục khác hỗ trợ và đào tạo hơn 50 sinh viên đến từ 5 trường ĐH hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ xuyên suốt cuộc thi.

Sinh viên ngành kỹ thuật tại Việt Nam hướng đến cuộc thi tự động hóa lần 2 - Ảnh 1.

Vòng chung kết Cuộc thi Tự động hóa năm 2020 đã được tổ chức tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (HCMUTE).

Kết nối năng lực giảng dạy cùng kinh nghiệm của chuyên gia hàng đầu

Tại vòng chung kết cuộc thi năm nay, 30 đội sinh viên tài năng đã cùng tranh tài để thể hiện khả năng lập trình theo các tác vụ được yêu cầu trên bộ Kit tự động của Rockwell Automation. Ban giám khảo cuộc thi sẽ đánh giá các đội theo tiêu chí sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tư duy logic để giải quyết vấn đề, và mức độ hoàn thiện các tác vụ yêu cầu.

Vượt qua hàng loạt thí sinh triển vọng, 2 sinh viên Nguyễn Đắc Quy và Nguyễn Võ Khánh Toàn đến từ ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã xuất sắc giành chiến thắng với giải thưởng giá trị gồm: 2 học bổng toàn phần cho khóa học trực tuyến nâng cao từ Rockwell Automation trị giá 500 USD, phiếu mua hàng điện tử trị giá 500 USD cùng suất thực tập 4 tháng hỗ trợ nhóm kỹ sư tự động hóa tại nhà máy pin năng lượng mặt trời của First Solar tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong suốt 4 tháng diễn ra cuộc thi, công ty Rockwell Automation, dự án BUILD-IT, các trường ĐH đối tác cùng các DN tài trợ như First Solar, Servo Dynamics, Vĩnh Hoàn và Quí Long đã cung cấp các bộ công cụ, nhân lực và tài liệu hướng dẫn nhằm khuyến khích sinh viên làm chủ công nghệ của Rockwell Automation, tạo động lực cho các giảng viên đưa những thiết bị tự động hóa tiến tiến này vào bài giảng.

Để đáp ứng yêu cầu nhân lực của ngành tự động hóa hiện tại, bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên ra trường cần tích lũy thêm những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và sử dụng tiếng Anh.

Chính các sân chơi mang tính thực tiễn, được tổ chức thường xuyên như cuộc thi Tự động hóa đã kết nối năng lực giảng dạy của các trường đại học cùng kinh nghiệm của những chuyên gia hàng đầu trong ngành để đào tạo nên thế hệ kỹ sư đầy triển vọng cho Việt Nam trong tương lai.

Sự hợp tác giữa DN và trường ĐH là chìa khóa giúp sinh viên trở thành chuyên gia

Ông Lê Văn Hải, Giám đốc Rockwell Automation Việt Nam, đơn vị phối hợp tổ chức cuộc thi đã chia sẻ tại sự kiện: "Với bề dày kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp tự động hóa cho hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới, Rockwell Automation cam kết hỗ trợ các công cụ thiết thực cũng như đào tạo và chia sẻ các công nghệ tiên tiến, giúp sinh viên hoàn thiện các kỹ năng trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp, từ đó trở thành thế hệ tiên phong trong quá trình chuyển đổi sản xuất thông minh của ngành công nghiệp Việt Nam",

Cuộc thi Tự động hóa năm nay cũng chứng kiến nỗ lực đáng ghi nhận từ phía các trường đại học. Dù trải qua nhiều đợt giãn cách xã hội, các trường vẫn hết sức cố gắng trong công tác huấn luyện để sinh viên sẵn sàng tham dự cuộc thi.

Được sự tín nhiệm của dự án BUILD-IT thuộc USAID – đơn vị thí điểm và ĐH Bang Arizona (Hoa Kỳ) – đơn vị triển khai cuộc thi từ năm 2019, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE) đã trở thành chủ nhà của cuộc thi Tự động hóa năm 2020, góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho chương trình. Với sự đồng hành của mạng lưới đối tác giáo dục do HCMUTE phát triển cũng như các DN hàng đầu trong ngành, chắc chắn cuộc thi sẽ còn tiếp tục đem đến nhiều giá trị thực tế cho sinh viên và nhà tuyển dụng trong những năm tiếp theo.

Chúc mừng cho thành công của các đơn vị đối tác trong dự án BUILD-IT khi đã cùng nhau tạo nên cuộc thi năm nay, ông Jeff Goss, Phó Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Ira A. Fulton thuộc ĐH Bang Arizona chia sẻ: "Cuộc thi năm nay đã khẳng định rằng sự hợp tác bền vững giữa DN và ĐH chính là chìa khóa giúp sinh viên sớm trở thành những chuyên gia trẻ đầy tài năng, sẵn sàng giải quyết các thách thức thực sự trong ngành tự động hóa."

Qua việc hiện đại hóa giáo dục ĐH ngành công nghệ và kỹ thuật tại các trường ĐH tại Việt Nam, dự án BUILD-IT tài trợ bởi USAID đang hỗ trợ nhiều trường ĐH kiểu mẫu của Việt Nam đào tạo nên những sinh viên với kỹ năng phù hợp với nhu cầu ngày càng phức tạp của nền kinh tế. Dự án BUILD-IT thúc đẩy các đối tác chính phủ, giáo dục và DN tạo nên sợi dây kết nối giữa giáo dục ĐH với nhu cầu của khu vực kinh tế tư nhân.

Dự án cũng tập trung xây dựng các kỹ năng lãnh đạo chiến lược, giúp lãnh đạo của các trường ĐH nắm quyền tự chủ, cải thiện chất lượng chương trình giảng dạy và hình thành quan hệ đối tác lâu dài với khu vực kinh tế tư nhân.

Đồng thời, Dự án còn khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong các chương trình công nghệ, kỹ thuật thông qua những các diễn đàn lãnh đạo, sáng kiến học thuật cũng như học bổng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Sinh viên ngành kỹ thuật hướng đến cuộc thi tự động hoá lần 2
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO