Khởi nghiệp

Startup Ấn Độ sa thải nhân sự, cắt giảm lương, thưởng để duy trì hoạt động

Anh Minh 15:59 03/05/2023

Trong bối cảnh mùa đông tài trợ sẽ còn tiếp tục trong ít nhất sáu tháng nữa hoặc thậm chí là trong toàn bộ năm 2024, các startup Ấn Độ đang tìm cách tiết kiệm tiền, cắt giảm chi tiêu cho nhân sự và quảng cáo để có thể tồn tại.

Các công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ đang cố gắng cắt giảm các khoản chi tiêu cho nhân sự, bao gồm tiền lương và tiền thưởng, khoảng 700 triệu USD trong năm tài chính 2023, sau khi đã sa thải khoảng 32.300 nhân viên từ quý 4 năm tài chính 2022 đến cả năm tài chính 2023, theo ước tính của công ty nghiên cứu thị trường UnearthInsight.

laid-off-axed-roles-770x433.jpg
Các công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ đang cố gắng giảm các khoản chi tiêu cho nhân sự, bao gồm cắt bớt tiền lương và tiền thưởng. Ảnh minh họa của Money Control

UnearthInsight đã khảo sát hơn 2.000 startup và nhận thấy rằng chi tiêu dành cho nhân viên của các công ty khởi nghiệp Ấn Độ trong cả năm tài chính 2023 ước tính khoảng 7 tỷ USD, giảm so với 7,7 tỷ USD trong năm tài chính 2022. 200 công ty kỳ lân và "cận" kỳ lân hàng đầu chiếm gần 54% tổng chi tiêu dành cho nhân viên trong cả năm.

Theo dữ liệu của UnearthInsight, trong số 700 triệu USD cắt giảm nhằm giúp các startup tiếp tục duy trì hoạt động trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài trợ vốn đang diễn ra, khoảng 500 triệu USD đã được tiết kiệm bằng cách sa thải 32.300 nhân viên trong quý 4 năm tài chính 2022 đến năm tài chính 2023. 200 triệu USD còn lại được tiết kiệm bằng cách giảm tiền lương, tiền thưởng/hoa hồng bán hàng và các khoản chi tiêu tuyển dụng như quà tặng …

“500 triệu USD mà hệ sinh thái khởi nghiệp Ấn Độ tiết kiệm được nhờ các quyết định sa thải nhân viên khiến mức lương trung bình của nhân sự các startup giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, các quyết định sa thải này rất quan trọng, vì nó sẽ giúp các startup ở giai đoạn cuối và giai đoạn tăng trưởng duy trì hoạt động lâu hơn”, Gaurav Vasu, người sáng lập và là giám đốc điều hành của UnearthInsight cho biết.

Mùa đông tài trợ sẽ còn tiếp tục kéo dài

“Chúng tôi kỳ vọng mức giảm này sẽ ổn định và đến quý 2 năm tài chính 2024, mọi thứ sẽ sáng sủa hơn. Chi phí nhân viên dự kiến sẽ ổn định ở mức 3,5 - 4 tỷ USD trên 200 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu. Hầu hết các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng này đều đã hoàn thành những kế hoạch tinh giản mà họ mong muốn thực hiện”, ông nói thêm.

Theo Vasu, mùa đông tài trợ sẽ tiếp tục trong ít nhất sáu tháng nữa hoặc thậm chí là trong toàn bộ năm 2024 và các công ty khởi nghiệp đang tìm cách tiết kiệm tiền mặt bằng cách cắt giảm chi tiêu cho nhân sự và quảng cáo để tồn tại trong thời gian dài hơn một chút.

“Tất cả các công ty khởi nghiệp này đều bắt đầu tiết kiệm chi phí trên các danh mục chi tiêu, đặc biệt là trong hai quý cuối năm tài chính 2023”, Vasu nói thêm.

Các startup cũng đã cắt giảm 200 triệu USD khoản chi tiêu dành cho công nghệ hàng năm trong năm 2023 và 800 triệu USD khoản chi tiêu dành cho quảng cáo.

Các công ty khởi nghiệp về công nghệ giáo dục, thương mại điện tử, công nghệ thực phẩm, tiền điện tử, công nghệ y tế B2C có số lượng nhân viên bị sa thải nhiều nhất, với tổng cộng là 84%, trong khi 16% còn lại trải rộng trên nhiều phân khúc.

Theo trang Money Control, sa thải và thu hẹp quy mô tiếp tục diễn ra trên diện rộng không chỉ ở các công ty mới thành lập mà còn với những gã khổng lồ công nghệ như Google, SAP và Microsoft trên toàn cầu. Gần đây hơn, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, 41 công ty khởi nghiệp đã sa thải hơn 5.868 người, gần gấp 5 lần số lượng việc làm bị mất trong cùng kỳ năm 2022./.

Theo Money Control
Copy Link
Bài liên quan
  • Tiếp nối “big tech”, Ericsson sa thải 8.500 nhân viên
    Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Ericsson của Thuỵ Điển sẽ sa thải 8.500 nhân viên trên toàn cầu như một phần trong kế hoạch cắt giảm chi phí, một thông điệp đã được gửi đến cho nhân viên và được Reuters cho biết.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
Đừng bỏ lỡ
Startup Ấn Độ sa thải nhân sự, cắt giảm lương, thưởng để duy trì hoạt động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO