Sự cố lớn của CrowdStrike đã làm lu mờ hầu hết các thảm họa CNTT khác, nhưng năm nay chúng ta còn chứng kiến việc các hệ thống CNTT cáo buộc nhân viên trộm cắp, và các nhà sản xuất PC bán thiết bị có chứa phần mềm độc hại.
Hệ thống máy tính toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự cố kỹ thuật với quy mô và mức độ nghiêm trọng chưa từng có. Tất cả bắt nguồn từ CrowdStrike - gã khổng lồ an ninh mạng.
Ecovacs Robotics đã ghi nhận về sự cố bảo mật liên quan đến một số model robot hút bụi của hãng có thể bị chiếm quyền điều khiển từ xa, gây ra lo ngại cho người dùng, đồng thời tích cực nghiên cứu các phương án xử lý triệt để sự cố.
Tại hai địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất là Hải Phòng và Quảng Ninh, toàn bộ cán bộ công nhân viên VNPT đều đang trên mạng lưới xử lý sự cố nhằm phục hồi sớm nhất có thể.
Chuyên gia an ninh mạng CrowdStrike Holdings ước tính công ty đã phải chịu thiệt hại khoảng 60 triệu USD trong tháng trước sau khi xử lý bản cập nhật phần mềm không tốt gây ra sự cố gián đoạn CNTT toàn cầu, khiến hàng nghìn người mắc kẹt tại các sân bay cùng với những gián đoạn dịch vụ khác.
Đảm bảo khả năng truy cập ứng dụng liên tục trong mọi tình huống rất quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch. Điều này đặc biệt đúng đối với hệ thống cơ sở dữ liệu, là nền tảng của nhiều ứng dụng.
Ngày 25/7, Giám đốc điều hành công ty an ninh mạng CrowdStrike George Kurtz cho biết hơn 97% các máy tính hệ điều hành Windows và cài đặt phần mềm Falcon Sensor của công ty đã hoạt động trở lại.
6 tháng đầu năm 2024, số các sự cố mà Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT phải xử lý tăng gần 60% so với năm 2023. Tính riêng trong tháng 6/2024, hệ thống giám sát kỹ thuật của đơn vị đã ghi nhận 90.033 điểm yếu, lỗ hổng ATTT tại các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.
Thiệt hại ban đầu từ sự cố ngừng hoạt động công nghệ toàn cầu ngày 19/7 được các nhà phân tích thị trường ước tính lên tới hơn 1,4 tỷ USD, với hơn 49 triệu người bị ảnh hưởng.
Sự cố CrowdStrike xảy ra mới đây là một lời cảnh tỉnh cho các công ty, chính phủ và ngành công nghệ. Và các đội ngũ CNTT có thể học được điều gì từ thảm họa cập nhật phần mềm đã gây chấn động này?
Theo cảnh báo từ chính phủ Mỹ và nhiều chuyên gia an ninh mạng, tội phạm mạng đã lợi dụng sự hỗn loạn từ sự cố ngừng hoạt động CNTT toàn cầu trên diện rộng ngày 19/7 bằng cách quảng bá các trang web giả mạo chứa đầy phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công những nạn nhân không mảy may nghi ngờ.
Thế giới ngày càng phụ thuộc vào kết nối số, dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn. Vậy làm thế nào mà một bản cập nhật phần mềm lại làm sập đến một nửa mạng Internet toàn cầu, làm chao đảo làng CNTT thế giới?
Theo đại diện FTI, việc bắt tay với Palo Alto Networks sẽ giúp tăng cường an toàn mạng và xử lý kịp thời các cuộc tấn công. Bởi vì, việc đầu tư nhiều công cụ bảo mật riêng lẻ, chồng chéo sẽ khiến việc phản ứng với sự cố trở nên chậm chạp.
Một nghiên cứu mới đây do Cơ quan An ninh mạng Singapore (CSA) công bố cho thấy phần lớn các doanh nghiệp (DN) Singapore thiếu triển khai các biện pháp an ninh mạng thiết yếu theo khuyến nghị của CSA, thậm chí 8/10 DN gặp phải sự cố an ninh mạng mỗi năm.