Diễn đàn

Sửa đổi Luật Bưu chính để đảm bảo thị trường cạnh tranh phát triển bền vững

Hoàng Linh 12/01/2024 16:27

Trong năm 2024, trọng tâm công tác của Vụ Bưu chính - Bộ TT&TT là xây dựng Luật Bưu chính sửa đổi để đáp ứng sự phát triển của lĩnh vực trong tình hình mới.

Doanh thu dịch vụ bưu chính tăng trưởng 9,3%

Trong năm 2023, công tác quản lý nhà nước về bưu chính đã đạt được một số kết quả chỉ tiêu, nhiệm vụ vượt và đạt kế hoạch.

Năm 2023, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) đã công bố bảng xếp hạng chỉ số tích hợp phát triển bưu chính (2IPD), trong đó bao gồm 10 nhóm (nhóm 10 là phát triển cao nhất, nhóm 1 là phát triển thấp nhất), theo đó, Bưu chính Việt Nam được xếp trong nhóm 6, tăng một cấp độ so với năm 2022 (nhóm 5).

Về các chỉ tiêu phát triển thị trường, theo Vụ Bưu chính, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ bưu chính đạt 9,3%, trong đó dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử (TMĐT) đạt tăng trưởng cao 34% so với năm 2022 (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 20%). Số lượng bưu gửi trên đầu người đạt khoảng 25 bưu gửi/đầu người trong năm 2023 (vượt kế hoạch năm 2023 là 24 bưu gửi/đầu người).

Số dân phục vụ bình quân trên một điểm phục vụ bưu chính đạt mức 4.500 người/điểm phục vụ (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 14.800 người/điểm phục vụ). Lĩnh vực đã phát triển 03 doanh nghiệp (DN) bưu chính lớn dẫn dẵt thị trường.

Về các chỉ tiêu phát triển hạ tầng bưu chính, số điểm phục vụ bưu chính đạt 23.500 điểm phục vụ (vượt 3.500 điểm phục vụ so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 là 20.000 điểm phục vụ). 100% xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ (hoàn thành trước 02 năm mục tiêu đề ra tại Chiến lược bưu chính). 88% điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ có kết nối Internet (vượt mục tiêu Kế hoạch năm 2023 đề ra là 80%). Phát triển triển sàn TMĐT Postmart để đưa sản phẩm nông nghiệp lên tham gia giao dịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Về chỉ tiêu về tham gia thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, 100% sản phẩm giao dịch trên sàn TMĐT Postmart do DN bưu chính Việt Nam sở hữu đã được gắn thương hiệu và có truy xuất nguồn gốc (hoàn thành trước 02 năm so với mục tiêu đề ra tại chiến lược Bưu chính). 100% bưu gửi được phát đến địa chỉ.

Trong năm 2023, Vụ Bưu chính đã kết hợp với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) về việc thành lập hội đồng xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng; hoàn thành Đề án mở ngành/Chương trình đào tạo logistics và quản lý chuỗi cung ứng và đang tiến hành các bước tiếp theo để ban hành.

Vụ bưu chính cũng phối hợp với PTIT về nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất thành lập Trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về bưu chính khi ngày 20/10/2023 về việc ra mắt Lab “Bưu chính số”. Đây là cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về bưu chính đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2023 cũng ghi dấu ấn khi với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, ngày 20/10/2023, Hiệp hội Bưu chính Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023 – 2028 sau khi có quyết định thành lập. Tiếp đó, ngày 27/11/2023, Bộ TT&TT tổ chức diễn đàn DN bưu chính lần thứ nhất, năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của 40 DN bưu chính lớn nhất, Hiệp hội Bưu chính Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương) với chủ đề “Cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững thị trường bưu chính”.

Vụ cũng đã triển khai nhiệm vụ xây dựng bưu cục thông minh; bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và thời gian (liên tục 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết. Sản lượng bưu gửi KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và thời gian đạt 3.960.000 bưu gửi; Triển khai Trung tâm điều hành, giám sát Mạng bưu chính KT1 từ ngày 01/7/2023…

Trọng tâm xây dựng Luật Bưu chính sửa đổi

Với những kết quả công tác trong năm 2023, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương đã ghi nhận những nỗ lực, cố gắng mà Vụ Bưu chính đã đạt được trong năm 2023 khi Vụ có một số khó khăn như ít người, khối lượng công việc lớn, nhiều quy định, khái niệm của lĩnh vực chưa rõ ràng và chưa theo kịp thực tiễn.

img_1565.jpg
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương: trọng tâm công tác của Vụ Bưu chính năm 2024 là xây dựng Luật Bưu chính sửa đổi

Đồng thời, thời gian vừa qua, Thứ trưởng cho biết Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ giao cho Vụ nhiều việc khó như phát triển nền tảng địa chỉ số, hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, bản đồ trong lĩnh vực công nghệ bưu chính, đảm bảo cạnh tranh. Đây đều là những công việc mới, khó mà Vụ đã phải làm.

Thứ trưởng cũng chỉ ra những thuận lợi của Vụ như lãnh đạo Vụ sẵn sàng chấp nhận tư duy mới, chấp nhận triển khai những cách làm mới, nỗ lực làm việc. Trong vòng 2 tuần vừa qua, Vụ Bưu chính cùng Thanh tra Bộ đã quyết liệt trong việc thu hồi giấy phép không cung ứng dịch vụ bưu chính. Vụ Bưu chính tiếp tục làm quyết liệt, dứt điểm công tác này. Cố gắng tháng 1/2024, giải quyết thu hồi các giấy phép không cung ứng dịch vụ bưu chính tại Hà Nội.

Thứ trưởng lưu ý năm 2024, Vụ Bưu chính đặt trọng trâm công tác là xây dựng luật Bưu chính sửa đổi. Các đơn vị như Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch Tài chính hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ này. Vụ Bưu chính cần học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính như Trung Quốc đã thành lập Tổng cục Bưu chính để quản lý lĩnh vực.

Tiếp nữa, Vụ Bưu chính cần công bố xếp hạng chất lượng dịch vụ bưu chính. Sau khi công bố sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm về xếp hạng này. Cùng với đó là xây dựng Cổng thông tin và dữ liệu bưu chính.

Về nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Vụ là triển khai xây dựng Luật Bưu chính sửa đổi, ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính cho biết mục tiêu xây dựng Luật sửa đổi là áp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của lĩnh vực bưu chính và các lĩnh vực khác liên quan (TMĐT, logistics...), giúp cho các DN bưu chính và thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững. Chất lượng dịch vụ bưu chính ngày càng được cải thiện. Công tác quản lý nhà nước về bưu chính ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ và đáp ứng hội nhập quốc tế./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Sửa đổi Luật Bưu chính để đảm bảo thị trường cạnh tranh phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO