Tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực ứng phó với đại dịch COVID-19

PV| 20/05/2020 09:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Phát biểu tại Khoá họp thứ 73 Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được tổ chức trực tuyến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hơn bao giờ hết, các nước cần tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực, ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19.

Nhận lời mời của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Khoá họp thứ 73 Đại hội đồng WHO với chủ đề "Đại dịch COVID-19" được tổ chức trực tuyến trong hai ngày 18-19/5/2020. Tham dự Khoá họp có Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, gần 150 lãnh đạo ngành y tế các quốc gia thành viên và 15 khách mời đặc biệt là lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ các nước.

Tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực ứng phó với đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hơn bao giờ hết, các nước cần tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực, ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19.

Cần huy động toàn diện các thông tin và tri thức trên toàn thế giới để ứng phó với đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, làm chết hàng trăm nghìn người, gây ra nhiều tác động nặng nề đối với kinh tế-xã hội (KTXH) của tất cả các nước, đồng thời đặt ra những thách thức to lớn đối với hoạt động của các thể chế đa phương, trong đó có WHO.

Phát biểu tại cuộc họp, các nước đều nhất trí đại dịch COVID-19 đã khiến cả thế giới đối mặt với những thách thức mới, chưa từng có và không quốc gia nào có thể tự mình ứng phó được; kêu gọi các nước cùng đoàn kết.

Nhiều nước đề cao vai trò của WHO; tri ân những y bác sĩ, những người đang trên tuyến đầu chống dịch; kêu gọi đoàn kết, tăng cường hợp tác quốc tế hiệu quả trong ứng phó với dịch bệnh và phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc điều trị.

Về phương hướng trong thời gian tới, các nước nhấn mạnh WHO cần huy động toàn diện các thông tin và tri thức trên toàn thế giới để ứng phó với đại dịch COVID-19; hỗ trợ hệ thống y tế của các nước, tiếp tục điều phối các nỗ lực khu vực và quốc tế trong việc mua bán các trang thiết bị y tế, bộ sinh phẩm xét nghiệm.

Với những thành quả tích cực Việt Nam đã đạt được trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 cũng như vị thế nước Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong số ít lãnh đạo được Tổng Giám đốc WHO mời phát biểu tại Đại hội đồng WHO năm nay.

Phát biểu tại khóa họp, Thủ tướng Chính phủ đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân các nước vì những mất mát to lớn do đại dịch COVID-19 gây ra; gửi lời cảm ơn và tri ân tới tất cả các y bác sĩ, những người trên tuyến đầu phòng chống dịch vì sức khỏe và sự an toàn của mọi người dân.

Thủ tướng chia sẻ Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 từ rất sớm. Với phương châm "chống dịch như chống giặc", Việt Nam huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, hệ thống y tế quốc gia, các nhà khoa học, sự hỗ trợ của lực lượng quân đội,… cùng kiên quyết thực hiện cách ly tập trung, kết hợp giữa kiểm soát nguồn lây, truy tìm tiếp xúc, xét nghiệm và điều trị. Chính phủ chấp nhận "hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân". Các chính sách và biện pháp chống dịch của Chính phủ được người dân tham gia ủng hộ.

Tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực ứng phó với đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Khoá họp thứ 73 Đại hội đồng WHO được tổ chức trực tuyến – lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức này.

Tính đến nay, Việt Nam, quốc gia có gần 100 triệu dân và đã hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế, chỉ có hơn 320 ca lây nhiễm và chưa có ca tử vong.

Việt Nam vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan phòng, chống dịch

Cơ bản kiểm soát tốt dịch COVID-19, Việt Nam đã bước sang trạng thái "bình thường mới", vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả. Với tinh thần hợp tác, chia sẻ lúc khó khăn, Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam đã hỗ trợ thiết thực, kịp thời về khẩu trang, thiết bị y tế do Việt Nam sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều nước, nhất là những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hơn bao giờ hết, các nước cần tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực, ứng phó hiệu quả với đại dịch. Cùng với nỗ lực xử lý những hậu quả nặng nề của đại dịch, các nước cần có kế hoạch phát triển hậu COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, gắn với bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, nhất là nhóm người nghèo, dễ bị tổn thương, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng cho biết, là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ trì và tham gia nhiều cuộc thảo luận, nỗ lực tìm tiếng nói chung, có những sáng kiến thúc đẩy hành động chung trong phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, phục hồi nền kinh tế giai đoạn hậu COVID-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng sâu sắc rằng, trước thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thành lập Liên Hợp Quốc và WHO, cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục phát huy ý chí và sức mạnh của mỗi dân tộc, cũng như tinh thần đoàn kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ để cùng vượt qua, cùng xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi quốc gia và mọi người dân.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực ứng phó với đại dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO