Tăng gần 3.000 doanh nghiệp số trong 6 tháng đầu năm 2021

LP| 17/07/2021 17:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Bộ TT&TT, ước tính đến hết tháng 6/2021, tổng số doanh nghiệp (DN) CNTT là khoảng 47.000 DN với số lao động khoảng 1.055 triệu người.

Đến hết tháng 6/2021, tổng số DN công nghệ số là 61.359 DN, tăng 2.982 DN so với cuối năm 2020. Trong 6 tháng qua đã có 3.119 DN thành lập mới; đồng thời có 137 DN đã giải thể, làm thủ tục giải thể và tạm ngừng.

Với con số này, tỷ lệ DN công nghệ số của Việt Nam tính theo 1.000 dân đến hết tháng 6/2021 là 0,63 (trong năm 2020 tỷ lệ này là 0,59).

Cũng theo số liệu từ Bộ TT&TT, ước tính trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu công nghiệp ICT đạt khoảng 65 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử đạt khoảng 57,6 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng doanh thu công nghiệp ICT.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt 50,5 tỷ USD, chiếm khoảng 31,6% giá trị xuất khẩu của cả nước với giá trị xuất siêu ước đạt gần 7,7 tỷ USD dự báo gấp 5 lần giá trị xuất siêu cả nước. Xuất khẩu "máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện" và "điện thoại và linh kiện các loại" luôn là 2 nhóm hàng hóa đứng hàng đầu trong 10 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao của cả nước. Giá trị xuất khẩu máy tính và linh kiện ước đạt khoảng 24,5 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại ước đạt 26 tỷ USD.

Trong 6 tháng cuối năm 2021, ngành công nghiệp ICT phấn đấu đạt doanh thu 140 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 14% so với năm 2020.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng gần 3000 doanh nghiệp số - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Lĩnh vực công nghiệp ICT cũng ghi dấu ấn với việc khu CNTT tập trung thành phố Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 9/6/2021. Đây là khu CNTT tập trung thứ 6 của cả nước và là khu đầu tiên của Vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu của việc chuyển đổi từ trọng tâm là nông nghiệp sang phát triển công nghiệp công nghệ số với giá trị gia tăng cao, tạo động lực lan tỏa cho cho toàn bộ nền kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Lần đầu tiên, Việt Nam công bố cơ sở dữ liệu về DN, sản phẩm, dịch vụ ICT Make in Viet Nam với thông tin số liệu tổng hợp của hơn 59.000 DN ICT và gần 900 sản phẩm, dịch vụ Make in Viet Nam. Đây là kênh thông tin hữu ích cho các Sở TT&TT, cộng đồng DN ICT trong cả nước và các nhà đầu tư nước ngoài để tra cứu, tìm kiếm thông tin chính xác, nhanh chóng về quy mô của DN, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam.

Với lĩnh vực viễn thông, tính đến hết tháng 6/2021, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt gần 66,29 nghìn tỷ đồng (tăng 5,29% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, dịch vụ viễn thông di động mặt đất đạt khoảng 46,33 nghìn tỷ (tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước); dịch vụ viễn thông cố định mặt đất đạt 19,27 nghìn tỷ (tăng khoảng 14,85% so với cùng kỳ).

Thống kê, Việt Nam có khoảng 126,35 triệu thuê bao điện thoại, (giảm 0,01% so với cùng kỳ năm trước), trong đó số thuê bao điện thoại di động chiếm 123,03 triệu (tăng 0,09% so với cùng kỳ năm trước), số thuê bao điện thoại cố định khoảng 3,32 triệu (giảm 3,61% so với cùng kỳ năm trước).

Bên cạnh đó, hiện đang có 86,27 triệu số thuê bao băng rộng (tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước), trong đó, số thuê bao băng rộng di động chiếm 68,08 triệu (tăng 5,78% so với cùng kỳ năm trước) và số thuê bao băng rộng cố định chiếm khoảng 18,18 triệu (tăng 14,65% so với cùng kỳ năm trước).

Trong lĩnh vực bưu chính, ước tính doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 đạt trên 20.000 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ). Sản lượng bưu gửi (thư, gói, kiện) đạt trên 590 triệu, tăng trên 30% so với cùng kỳ. Số DN bưu chính mới được cấp phép gia nhập thị trường tăng 47 DN (Bộ TTTT cấp 34, Sở TTTT cấp 13), lũy kế 620 DN, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 8% so với cuối năm 2020.

Các DN bưu chính và sàn TMĐT tham gia hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản và đặc sản vải thiều Thanh Hà của Hải Dương. Kết thúc chiến dịch đã hỗ trợ tiêu thụ được 100 tấn nông sản (rau củ quả các loại), hơn 9.000 con gà và 400.000 trứng, 187 hộ nông dân đã tham gia sàn TMĐT, trở thành nhà cung cấp vải với sản lượng đạt gần 300 tấn. Còn tại Bắc Giang, Chỉ trong thời gian ngắn, tổng lượng vải thiều tiêu thụ qua 02 sàn Postmart và Vỏ sò là 8.280 tấn. Tổng giá trị nông sản giao dịch trên sàn TMĐT là 248.3 tỷ đồng. Tổng lượng truy cập mục vải thiều Bắc Giang trên 2 sàn là 9.358 triệu lượt. Tổng sản lượng xuất khẩu là 136,25 tấn (Châu Âu, Nhật Bản, Úc…).

Lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT) đạt tổng doanh thu đạt 951 tỷ đồng, tăng trưởng 22,8% so với cùng kỳ. Tổng số DN ATTT là 89.

Với các kết quả tăng trưởng trên, dự báo trong năm 2021, ngành ICT sẽ có sự tăng trưởng và đạt được mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam./.

Bài liên quan
  • Ứng dụng công nghệ số hóa trong bảo tồn di sản
    ‏Vừa qua, FPT và Creaform - công ty công nghệ đến từ Canada chuyên về công nghệ quét 3D và đo lường chính xác hàng đầu thế giới, đã ký kết hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, bảo tồn di sản. ‏
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
  • AI làm việc với con người và giúp con người làm việc hiệu quả hơn
    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện tại nơi làm việc và có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ như động cơ hơi nước đã làm đối với Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
Đừng bỏ lỡ
Tăng gần 3.000 doanh nghiệp số trong 6 tháng đầu năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO