Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT), cơ quan quản lý viễn thông của Trung Quốc, đã triển khai chương trình thí điểm mới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vận hành các trung tâm dữ liệu do họ sở hữu hoàn toàn tại quốc gia này.
Ngày 5/9/2022, trong khuôn khổ "Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đan Mạch", FPT Software (công ty thành viên Tập đoàn FPT) khai trương văn phòng đại diện đầu tiên ở Bắc Âu tại Copenhagen, Đan Mạch.
Giáo dục là lĩnh vực bị gián đoạn nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 và việc chuyển sang học tập trực tuyến đòi hỏi ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Theo ông Nam Nguyễn, người sáng lập công ty tư vấn chuyển đổi số (CĐS) Opla Consulting, startup Edubox mới được đầu tư trong Shark Tank là mô hình kinh tế chia sẻ, nền tảng kết nối gia sư không có gì mới mẻ ở Việt Nam. Do là mô hình thuần tuỳ B2C nên sẽ "đốt tiền" rất nhiều nhưng lại khó thu phí và thu phí cũng rất phức tạp.
Lĩnh vực khởi nghiệp fintech Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong thập kỷ qua. Với việc tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chính, dân số trẻ và sự thâm nhập điện thoại thông minh ngày càng tăng, Việt Nam mang đến cơ hội lớn cho các nhà phát triển, startup fintech.
Không giới hạn ngành hay lĩnh vực đầu tư, không cạnh tranh theo kiểu triệt tiêu, các quỹ đầu tư mạo hiểm có xu hướng bắt tay nhau tạo nên những “kỳ lân” của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Tiếp tục đề cập đến định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm tới và xa hơn, báo Nikkei của Nhật Bản đưa tin Việt Nam đặt mục tiêu phát triển lĩnh vực công nghệ lên 30% GDP trong một thập kỷ.
Giáo sư Thomas Engelbert thuộc Đại học Hamburg (Đức) đã đưa ra đánh giá của mình về những thành công làm nên uy tín của Việt Nam, cũng như những khía cạnh chính của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Với tỷ lệ người dùng Internet, smartphone cao, thói quen sử dụng dịch vụ trực tuyến trong dịch COVID-19 và nhất là việc xuất hiện ngày càng nhiều các thương vụ trị giá 100 triệu USD như của Tiki, Vnpay, Momo, theo ông Nguyễn Mạnh Dũng (Shark Dzung), sáng lập viên Quỹ Do Ventures, Việt Nam đứng trước cơhội sẽ sớm xuất hiện những kỳ lần công nghệ (startup được định giá 1 tỷ USD) và kéo theo hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước phát triển.
Trước đề xuất của quỹ VinaCapital cho rằng nên có thêm quỹ đầu tư Việt để hỗ trợ nhiều sản phẩm Make in Viet Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đã có những doanh nghiệp (DN) thành công đồng ý tham gia quỹ đầu tư cho các công ty công nghệ số, hiện đang trong giai đoạn tìm đơn vị quản lý quỹ.
Mặc dù đa số các ví điện tử tại Việt Nam đều lỗ nhưng thị trường vẫn “nóng” lên từng ngày khi liên tục có các chương trình khuyến mãi, mua bán sát nhập hay thương vụ đầu tư bạc tỷ để thay đổi thói quen không dùng tiền mặt của người dân, nhất là thế hệ trẻ, đối tượng đang trở thành lực lượng chính thúc đẩy xu hướng tiêu dùng số.
Từ ngày 01/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, mở ra cơ hội bứt phát cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp (DN) Việt phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về xuất xứ, chất lượng, quy chuẩn, giá trị mà thị trường châu Âu đề ra.
Nhà cung cấp giải thanh toán điện tử NextPay của Việt Nam dự kiến phát hành cổ phiếu ra công chúng vào năm 2022 và mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài, có thể là Indonesia và Myanmar.