Truyền thông

Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho báo chí Việt Nam trên môi trường số

Thu Hoài 03/06/2025 20:00

Không gian mạng mang lại cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ với báo chí. Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đang được kỳ vọng sẽ tạo ra khung pháp lý phù hợp với thời cuộc.

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy ý kiến với nhiều nội dung điều chỉnh quan trọng.

Đại biểu tỉnh Thái Bình cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 là tất yếu nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để báo chí hoạt động, phát triển, đồng thời khắc phục tồn tại, bất cập hiện nay.

Đảm bảo các nguyên tắc hoạt động của báo chí Việt Nam trên không gian mạng

Ông Nguyễn Bá Côn, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình (nay là Ban Tuyên giáo và Dân vận) cho rằng Luật Báo chí hiện hành ban hành từ năm 2016 đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trước sự phát triển của công nghệ thông tin và sự thay đổi nhanh chóng của báo chí, đặc biệt là trên không gian mạng.

ong-con.png
Ông Nguyễn Bá Côn, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình (nay là Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thái Bình) nêu ý kiến về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi). (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Thực tiễn hoạt động báo chí trong gần 10 năm qua cho thấy nhiều vấn đề mới nảy sinh, từ việc quản lý thông tin sai lệch, tin giả đến các hình thức tác nghiệp mới của phóng viên, nhà báo.

Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí là cấp thiết nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc, phù hợp với xu thế phát triển, đảm bảo quyền tự do báo chí đi đôi với trách nhiệm xã hội, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Quan tâm tới hoạt động báo chí trên không gian mạng, ông Nguyễn Bá Côn cho rằng tại Điều 31, Điều 32 trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã quy định chi tiết về hoạt động báo chí trên không gian mạng.

Điều này thể hiện sự đổi mới trong tư duy pháp lý, phù hợp nhu cầu thực tiễn; qua đó tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động và phát triển.

Các khuôn khổ pháp lý này sẽ góp phần giải quyết thách thức lớn nhất hiện nay là việc kiểm soát và quản lý các thông tin chính thống trên môi trường số; quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo trong việc kiểm duyệt, kiểm soát thông tin trước khi đăng tải, đặc biệt là các thông tin nhạy cảm, dễ gây hiểu lầm hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Hoạt động báo chí trên không gian mạng vừa bảo đảm tính hội nhập quốc tế, song cũng bảo đảm những nguyên tắc của báo chí Việt Nam và an toàn, an ninh mạng.

Đặc biệt, ông Nguyễn Bá Côn đánh giá cao trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) nêu rõ nội dung nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và đăng, phát thông tin như cơ quan báo chí.

Đây được coi là giải pháp mạnh tay trong việc quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thông tin trên không gian mạng, đặc biệt là trong bối cảnh tin giả, tin sai sự thật có thể lan truyền nhanh chóng và gây ra những hệ lụy khôn lường cho xã hội.

Nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội dù không có giấy phép hoạt động báo chí nhưng lại có xu hướng tự sản xuất, biên tập và đăng tải thông tin giống như một cơ quan báo chí.

Điều này tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực như gây nhiễu loạn thông tin; tiếp tay cho tin giả, tin sai sự thật, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan báo chí chính thống.

Ông Nguyễn Bá Côn đề nghị tăng cường chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm nếu trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và đăng, phát thông tin như cơ quan báo chí.

Điều này giúp bảo vệ độc giả khỏi những thông tin độc hại, đảm bảo môi trường thông tin lành mạnh, an toàn trên không gian mạng.

Tăng cường quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú

Ông Hoàng Văn Duyệt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình cho rằng, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã tiếp cận được nhiều vấn đề mới trong hoạt động báo chí cũng như công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, nhất là xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

ttxvn-tinh-thai-binh-lay-y-kien-gop-y-ve-du-thao-luat-bao-chi-sua-doi.jpg
Ông Hoàng Văn Duyệt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình nêu ý kiến về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi). (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Thời gian qua, hoạt động thực tế của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú đã phản ánh sinh động, toàn diện các vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

Tuy vậy, thực tế cho thấy công tác quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú vẫn còn bất cập. Một trong những nguyên nhân là do thiếu cơ chế rõ ràng, thiếu sự quản lý chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí Trung ương và chính quyền địa phương.

Tại khoản 2, Điều 21 dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) quy định cơ quan báo chí thông báo với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh khi đặt văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú, theo ông Hoàng Văn Duyệt là chưa đủ, sẽ gây khó khăn cho địa phương trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các văn phòng và phóng viên thường trú.

Ông Hoàng Văn Duyệt kiến nghị cần bổ sung, chỉnh sửa theo hướng phải đăng ký với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh để tăng cường vai trò quản lý, giám sát của chính quyền địa phương đối với hoạt động của các văn phòng và phóng viên thường trú nhằm đảm bảo môi trường báo chí trong sạch, lành mạnh và đúng pháp luật.

Ngoài ra, tại khoản 4, Điều 31 của dự thảo Luật quy định trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng tin, bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đề nghị bổ sung thêm việc trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng thông tin tổng hợp đã được đăng phát trên các trang thông tin điện tử của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước cũng phải có thỏa thuận với các cơ quan, tổ chức này./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hợp quốc công bố các giải pháp bền vững, toàn diện dựa trên KHCN, ĐMST và chuyển đổi số
    Với chủ đề "Thúc đẩy các giải pháp bền vững, toàn diện, dựa trên khoa học và bằng chứng cho Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, hướng đến mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau", Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển Bền vững (HLPF) 2025 đã diễn ra từ ngày 14/7 - 23/7/2025, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Kinh tế và Xã hội tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ.
  • Đại học Phenikka hướng tới mô hình Đại học đổi mới sáng tạo
    Mục tiêu của Đại học Phenikaa tới năm 2030 là phát triển thành công ít nhất 2 công nghệ lõi thuộc công nghệ chiến lược cấp quốc gia; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như các công nghệ: bán dẫn, tự hành, tích trữ năng lượng, y - sinh, vật liệu tiên tiến.
  • Văn hoá "làm việc khó" giúp Viettel làm chủ cáp quang biển
    Các tuyến cáp quang biển sẽ đặt nền móng để Việt Nam trở thành trung tâm dữ liệu khu vực, thúc đẩy kinh tế số và vươn tầm quốc tế. Với hệ thống cáp biển đa hướng, dung lượng lớn và chiến lược làm chủ hoàn toàn về công nghệ, Tập đoàn Viettel đang khẳng định bản lĩnh và vị thế trong việc làm chủ hạ tầng kết nối quốc tế, phục vụ cho chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia.
  • 7 công bố đổi mới sáng tạo quan trọng của AWS
    Tại AWS Summit New York 2005 vừa diễn ra, AWS đã công bố một loạt những đổi mới sáng tạo quan trọng giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và triển khai các AI agent một cách bảo mật ở quy mô lớn.
  • Bộ KH&CN kiểm tra toàn diện công tác ứng phó bão Wipha tại Thanh Hoá
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long biểu dương và ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hoá trong công tác ứng phó với bão số 3 - Wipha.
  • Chip ADC của CT Group làm được những gì?
    Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia. Đây có thể gọi là bước đột phá cực lớn của ngành bán dẫn tại Việt Nam và qua đó, khẳng định khả năng tự thiết kế chip, làm chủ công nghệ lõi của đội ngũ kỹ sư người Việt – từ công ty Diginal (một thành viên Tập đoàn CT Group).
  • Việt Nam trong Top 10 thế giới về Chỉ số AI
    Việt Nam vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới khi xếp thứ 6/40 quốc gia/vùng lãnh thổ về Chỉ số AI do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN) công bố tháng 7/2025.
  • Máy chủ Microsoft SharePoint bị tấn công, ảnh hưởng đến 100 tổ chức
    Theo Reuters, tính đến ngày 21/7, chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn nhắm vào phần mềm máy chủ Microsoft SharePoint đã khiến 100 tổ chức bị ảnh hưởng, chủ yếu ở là Mỹ và Đức.
  • Nhà mạng, bưu điện vừa chống bão Wipha vừa đảm bảo thông tin liên lạc, lưu thông hàng hóa
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ KH&CN về đảm bảo hạ tầng viễn thông, vận chuyển để ứng phó bão Wipha, các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính đã nỗ lực chuẩn bị các phương án ứng phó bão đảm bảo an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt.
  • Bộ KH&CN tổ chức đấu giá lại hai khối băng tần cho mạng 4G, 5G
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’.
Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho báo chí Việt Nam trên môi trường số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO