Tháng 8/2020, khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm chỉ đạo điều hành

Xuân Tuấn| 03/07/2020 16:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp cắt giảm quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử trong thời gian tới.

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 2/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đã báo cáo về công tác cải cách TTHC, xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) và tình hình thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao 6 tháng đầu năm.

Tháng 8/2020 sẽ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm chỉ đạo điều hành - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị

Báo cáo cho biết, về công tác cải cách TTHC, xây dựng CPĐT, trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ ban hành 2 Nghị định, 2 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 Quyết định và nhiều văn bản khác để hiện thực hóa phương châm phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN), hướng tới một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả.

Khoảng 2,1 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia, theo cách tính toán chuẩn OECD, ước giảm chi phí cho xã hội khoảng trên 1.200 tỷ đồng/năm. Ngoài 94/94 bộ, ngành, địa phương; đã triển khai kết nối, gửi nhận văn bản điện tử với Văn phòng Trung ương Đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị - xã hội.

Hệ thống e-Cabinet sau 1 năm đã phục vụ 16 Hội nghị, phiên họp của Chính phủ, đã thay thế việc sử dụng hơn 52.500 tài liệu giấy; xử lý trên 400 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế việc phát hành hơn 63.400 phiếu giấy.

Hệ thống thông tin báo cáo (TTBC) Chính phủ khai trương tháng 3/2020, đã kết nối với 12 Bộ, cơ quan; tích hợp 20 chế độ báo cáo, 78/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ước tính sơ bộ khi điện tử hóa tất cả các báo cáo định kỳ và kết nối sẽ tiết kiệm khoảng 460 tỷ đồng/năm. Dự kiến tháng 8/2020 sẽ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm chỉ đạo điều hành.

Hệ thống TTBC Chính phủ nhằm bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa đổi mới lề lối phương thức làm việc với ứng dụng CNTT trong công tác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, Hệ thống TTBC Chính phủ giúp nâng cao năng lực tham mưu tổng hợp của VPCP trong công tác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG), Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết đã kết nối tích hợp với Cổng Dịch vụ công của 18 bộ, ngành, 63/63 địa phương và 12 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, trung gian thanh toán; tích hợp, cung cấp 725 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), với trên 46 triệu lượt truy cập, hơn 178.000 tài khoản đăng ký, hơn 10,7 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái, trên 155.000 hồ sơ được thực hiện… Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng DVCQG đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.

Thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp cắt giảm quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

Triển khai mạnh việc tích hợp, cung cấp DVCTT, thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, thu phạt xử lý vi phạm hành chính, đóng bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác trên Cổng DVCQG và Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Tháng 8/2020, khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm chỉ đạo điều hành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO