Thành phố thông minh mang tới sức mạnh sở hữu dữ liệu

Hoài Thương, Trương Khánh Hợp, Trịnh Đình Trọng| 28/03/2019 21:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Lòng tin là nền tảng của mọi mối quan hệ! Điều này đúng ngay cả khi nói đến mối quan hệ giữa chính quyền thành phố và công dân. Một thực tế đã được chứng minh rằng các thành phố thông minh có mối liên kết chặt chẽ với người dân, hoặc những người hoàn toàn tin tưởng vào chính phủ, những thành phố kiểu như vậy có sự phát triển nhanh hơn so với những thành phố chưa có sự gắn kết.

How Data Control In Citizen’s Hand Make The Digital Environment Secure?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những câu chuyện về hai quốc gia - một quốc gia cho phép người dân có quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của họ, và một quốc gia khác đang trong quá trình thiết lập mối quan hệ tương tự. Những sáng kiến ​​này cho thấy một tư duy tiến bộ về cách các thành phố thông minh có thể làm để đảm bảo an toàn cho môi trường kỹ thuật số bằng cách trao quyền quản lý dữ liệu cho người dân.

Quận thông minh Brainport - Khu phố thông minh nhất thế giới

Khu vực Brandevoort của Helmond ở Hà Lan sẽ có một “khu phố thông minh nhất thế giới” theo tuyên bố của UNStudio. Dự án này được gọi là “Quận thông minh Brainport” (BSD) hiện đang được UNSense, một nhánh của UNStudio chuyển đổi thành hiện thực.

Một trong hai yếu tố hấp dẫn của sáng kiến ​​này là nó sẽ tạo ra những cách sáng tạo để công dân kiểm soát và trao đổi dữ liệu. Yếu tố thứ hai là thay vì có thiết kế và bản kế hoạch được xác định trước, các nhà hoạch định sẽ làm việc dựa trên tầm nhìn của mình để phát triển theo nhu cầu của người dân. Nói cách khác, quá trình học hỏi và phát triển sẽ đi đôi với nhau.

BSD là một dự án lớn được ước tính sẽ hoàn thành trong mười năm tới. Khu phố thông minh sẽ có hơn 1500 ngôi nhà và 12 ha của khu vực kinh doanh được xây dựng xung quanh một công viên tự nhiên. Tất cả sẽ được phát triển trong “phòng thí nghiệm sống”.

Theo UNStudio, tham vọng của họ là xây dựng một “khu phố bền vững, tuần hoàn và gắn kết xã hội”, bao gồm sản xuất thực phẩm, quản lý nước, quản lý dữ liệu kỹ thuật số, sản xuất năng lượng chung và hệ thống giao thông chưa từng có. Mục đích là để phát triển một cuộc sống độc đáo, xoay quanh việc “học đi đôi với làm”.

Bầu không khí chia sẻ dữ liệu độc đáo

UNStudio dự kiến ​​sẽ khám phá các khả năng chia sẻ dữ liệu mà công dân có thể được bồi thường và khen thưởng cho dữ liệu của họ. Họ đặt mục tiêu phát triển một mô hình kinh tế có lợi và cho phép công dân kiểm soát dữ liệu. Kết quả là, dữ liệu sẽ trở thành một công cụ được kiểm soát bởi chủ sở hữu của họ, đó chính là các cư dân. Ngoài ra, nó sẽ cung cấp một loạt các dịch vụ mà mọi người có thể hưởng lợi. Điều này sẽ bao gồm sản xuất năng lượng chung, bán lẻ và thực phẩm (sản xuất và phân phối), và di động.

Hiện tại, công ty đang hợp tác với Đại học Tilburg để tìm ra khả năng trao đổi dữ liệu. Một Hội đồng Đạo đức đã được UNSense thành lập, Hội đồng này sẽ hoạt động như một nhóm tư vấn về quyền riêng tư, quy định, kiểm soát dữ liệu và bất kỳ lợi ích thương mại nào cho người dùng cuối.

Hơn thế nữa, UNSense có kế hoạch thực hiện phân tích tính khả thi của thí nghiệm BSD. UNStudio đang hợp tác với một số công ty từ các lĩnh vực khác nhau để hiện thực hoá dự án, bao gồm UNSense (chiến lược dữ liệu và công nghệ), Felixx Landscape Architect and Planner (sinh thái và cảnh quan), Habidatum (phân tích dữ liệu) và Metabolica (Thông tư và thích ứng khí hậu).

Mô hình chia sẻ dữ liệu của quận mới là một yếu tố đầy hứa hẹn khi mà quyền sở hữu dữ liệu và mối quan tâm đang được chính phủ và các tập đoàn tư nhân thảo luận trong chương trình nghị sự. Lấy ví dụ thành phố thông minh tại Toronto Waterfront do Sidewalk Labs thực hiện. Dự án này đang bị chỉ trích vì thiếu rõ ràng xung quanh việc kiểm soát dữ liệu và quản lý.

Mọi người đều biết dữ liệu của họ đi về đâu - ở Estonia

Với sự trợ giúp của công nghệ blockchain, Estonia đã trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp việc kiểm soát dữ liệu hoàn chỉnh cho công dân của mình. Sau khi giành lại độc lập khỏi Liên Xô, bản năng và ý thức chung đã khiến Estonia phát triển một chính phủ thông minh vào những năm 1990. Họ cho rằng sẽ tốt hơn nếu sử dụng các nguồn lực hạn chế để quản lý các máy chủ và mạng thay vì trả tiền cho việc xây dựng văn phòng chính phủ hay các toà nhà lớn.

Tiến lên phía trước, Estonia đã cho ra mắt X-Road, ngày nay là xương sống của hệ thống chính phủ thông minh. X-Road là một hệ thống trao đổi dữ liệu tại nhà, truyền thông tin qua lại ngay lập tức giữa hàng ngàn cơ sở dữ liệu. Từ góc độ bảo mật, nó đáp ứng yêu cầu bằng cách chỉ cung cấp quyền truy cập cho người dùng và thực thể được ủy quyền, duy trì tính toàn vẹn bằng cách ngăn chặn bên thứ ba thay đổi dữ liệu và duy trì bảo mật trong quá trình vận chuyển bằng cách bảo vệ nó khỏi con mắt của các bên trái phép.

Theo ước tính, X-Road tiết kiệm hơn 820 năm thời gian làm việc cho nhà nước và người dân. Hơn 900 tổ chức và doanh nghiệp ở Estonia sử dụng X-Road hàng ngày.

Estonia cũng có một hệ thống nhận dạng quốc gia mạnh mẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng chính phủ điện tử. Mỗi người Estonia có một ID kỹ thuật số an toàn được sử dụng cho nhiều loại giao dịch, có thể là đi bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc ký các tài liệu chính thức.

Dữ liệu và ng dân

Chính phủ thông minh của Estonia không có hệ thống cơ sở dữ liệu trung tâm. Thay vào đó, mỗi cơ quan hoặc tổ chức là một phần của hệ thống có quyền tự do lưu trữ và quản lý dữ liệu của riêng họ.

Dữ liệu công dân liên quan đến thuế, vé giao thông, giáo dục, y tế, tài chính, chuyển nhượng đất và cử tri, và nhiều thứ khác nữa được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu riêng biệt. Khi thông tin được mã hóa, nó không thể được truy cập mà không có mật mã và sự cho phép của công dân sở hữu dữ liệu đó.

Giờ đây việc triển khai blockchain đã làm cho khái niệm về chính phủ thông minh trở nên mạnh mẽ hơn. Blockchain được sử dụng trên toàn hệ thống. Do đó, không thể sửa đổi hoặc di chuyển dữ liệu sau khi đăng ký. Để bảo vệ tính toàn vẹn của nó, tất cả các thông tin được ký, đóng dấu thời gian và ràng buộc với nhau.

Tất cả các giao dịch được theo dõi và ghi lại nghiêm ngặt, ngăn chặn thao túng và gian lận. Khi một cá nhân hoặc một thực thể nhìn vào dữ liệu công dân, công dân sẽ được thông báo ngay lập tức. Nếu dữ liệu không được truy cập đúng cách, người hoặc thực thể truy cập thông tin sẽ bị phạt.

Chẳng hạn, nếu một tài xế bị cảnh sát chặn lại và họ kiểm tra tình trạng giấy phép lái xe và bảo hiểm xe hơi, anh ta sẽ được thông báo ngay lập tức về tên của người cảnh sát đã chặn anh ta lại.

Trong trường hợp người lái xe cảm thấy cảnh sát đã sử dụng sai dữ liệu của mình, anh ta có thể yêu cầu hỗ trợ từ một nhà điều tra độc lập, người sẽ giúp tìm ra lý do và cách sử dụng dữ liệu chính xác.

Xây dựng nim tin

Công dân Estonia hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống chính phủ thông minh của họ, tuy nhiên sự tin tưởng này không phải đã có ngay từ đầu.

Sự tin tưởng này được xây dựng thông qua việc thực hành và thực hiện. Và để duy trì, điều quan trọng là chính phủ phải đem lại giá trị mỗi ngày.

Ở Estonia, quá trình xây dựng lòng tin bắt đầu với quyền sở hữu dữ liệu. Công dân được trao quyền sở hữu dữ liệu của họ chứ không phải là chính phủ. Người dân không có mối lo lắng nào về việc lạm dụng dữ liệu của họ dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là một trong những yếu tố chính dẫn đến mối quan hệ giữa chính phủ và công dân trở nên mạnh mẽ hơn.

Yếu tố tiếp theo trong quá trình xây dựng lòng tin là sự minh bạch hoàn toàn. Tất cả người dân  đều biết chính phủ đang giữ dữ liệu nào về họ. Trong trường hợp họ thấy dữ liệu không chính xác, họ có thể yêu cầu chỉnh sửa.

Kể từ khi chính phủ điện tử ra mắt, Estonia đã không gặp phải sự vi phạm dữ liệu quy mô lớn nào.

Ngày nay, nhiều tập đoàn tư nhân đang kiếm tiền từ dữ liệu của người dân. Một bộ phận lớn dân cư thành thị không biết dữ liệu của họ được các đại gia công nghệ sử dụng như thế nào để kiếm lợi nhuận thay vì kích thích lợi ích cho công dân.

Mô hình dữ liệu do Estonia thiết lập có thể là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề như vậy trong các thành phố thông minh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Thành phố thông minh mang tới sức mạnh sở hữu dữ liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO