Truyền thông

The Economist sử dụng AI để dịch nội dung video, kết nối công chúng trẻ toàn cầu

Ngọc Diệp 19/11/2024 11:04

The Economist là một tờ báo uy tín về kinh tế và chính trị có trụ sở tại Anh đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dịch một số video của mình sang tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Quan Thoại nhằm mở rộng kết nối với độc giả trẻ toàn cầu.

screen-shot-2024-11-18-at-16.15.33.png
Ứng dụng Espresso của The Economist.

Tại Hội nghị tòa soạn của WAN-IFRA tại Zurich, Thụy Sĩ vào tháng 10/2024, Liv Moloney, Trưởng phòng Video của tờ The Economist, cho biết The Economist đã phát triển nhiều cách để kết nối với độc giả trẻ tuổi.

Một sản phẩm quan trọng để thực hiện điều này là ứng dụng tin tức ngắn gọn có tên Espresso, được ra mắt vào năm 2014. Vào tháng 9 vừa qua, Espresso đã được cung cấp miễn phí cho sinh viên trên toàn thế giới, Moloney cho biết.

"Chúng tôi biết rằng mức giá là một điều thực sự khó khăn đối với họ”, Liv Moloney cho biết đó là lý do tại sao The Economist cung cấp Espresso miễn phí cho sinh viên. Đây cũng là một phần trong dự án của The Economist nhằm giúp độc giả trên toàn thế giới dễ tiếp cận hơn với nội dung của tờ báo này.

Espresso cũng sử dụng rộng rãi video, bởi đó là phương tiện chính mà đối tượng độc giả trẻ mong đợi để tiếp nhận tin tức.

livmoloney.png
Liv Moloney, Trưởng phòng Video của tờ The Economist, chia sẻ tại Hội nghị tòa soạn của WAN-IFRA.

Ngoài ra, The Economist đang cố gắng tiếp cận đối tượng độc giả trẻ toàn cầu bằng cách phân phối nhiều nội dung hơn bằng nhiều ngôn ngữ, một việc mà AI có thể giúp thực hiện dễ dàng hơn.

Moloney cho biết mọi thứ trên ứng dụng Espresso đều có thể dễ dàng được dịch sang 4 ngôn ngữ (tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Quan Thoại hoặc tiếng Pháp) cho những độc giả có nhu cầu.

"Toàn bộ ứng dụng sẽ được dịch sang các ngôn ngữ đó, điều này thật tuyệt vời. Và rõ ràng ứng dụng này là một nền tảng thử nghiệm tuyệt vời để kiểm tra các loại sản phẩm đó", Liv Moloney nói.

Sử dụng AI để dịch nội dung video

Để thúc đẩy điều đó, Moloney cho biết: "Chúng tôi hiện đang sử dụng AI để dịch video của mình sang 4 ngôn ngữ mà tôi đã đề cập. Điều đó thực sự đáng kinh ngạc vì nó có thể sao chép giọng nói, đồng bộ hóa video của chúng tôi và dịch chúng cùng một lúc".

Để làm được điều này, các thành viên trong nhóm của Moloney tải chúng lên nền tảng mà họ sử dụng, sau đó gửi video cho người bản ngữ để kiểm tra,

“Điều tuyệt vời về nền tảng này là nếu có bản dịch hơi lạ hoặc từ ngữ không chính xác, độc giả có thể sửa lại kịch bản và nó cũng sẽ sửa cả video”, Moloney nói thêm.

Ludwig Siegele, biên tập viên cấp cao về sáng kiến ​​AI tại The Economist, chia sẻ với Press Gazette rằng: "Thách thức lớn của AI là công nghệ, ít nhất là đối với chúng tôi, vẫn chưa đủ tốt". Theo đó, để thực sự phát triển một sản phẩm, The Economist đã phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có dịch thuật, đặc biệt là đối với báo chí, vì báo chí thực sự rất khó dịch.

The Economist đang sử dụng công cụ dịch thuật AI DeepL cùng với công nghệ của riêng mình ở phần phụ trợ.

Gần đây, The Economist cũng đã ra mắt các kênh tiếng Tây Ban Nha trên TikTok và Instagram. “Chúng tôi đã thấy một trong những video của mình có hơn nửa triệu lượt xem trên TikTok bằng tiếng Tây Ban Nha, điều này khá tuyệt vời”, Moloney nói.

Moloney lưu ý rằng The Economist đang sử dụng một số nền tảng (cũng như YouTube, v.v.), điều này giúp nhà xuất bản có được lượng lượt xem tốt cho mỗi video.

screenshot-2024-10-29-at-18.51.36-768x442.png

Đối với các video, The Economist đang sử dụng công cụ tạo video AI Hey Gen. Tất cả các video đều có thời lượng tối đa là 90 giây, nghĩa là không mất quá nhiều công sức để kiểm tra chúng. Thông thường, các biên tập viên của The Economist mất khoảng 15 phút để chỉnh sửa, hiệu đính cho mỗi video.

Tất cả các video được dịch bằng AI của họ đều được dán nhãn rõ ràng. Trưởng phòng Video của The Economist cho biết “Chúng tôi hoàn toàn minh bạch với khán giả rằng chúng tôi làm điều đó”.

Moloney cho biết The Economist sau khi ra mắt tính năng này khoảng 4 hoặc 5 tuần, họ đã nhận được phản hồi rất tốt, cũng như số lượng lớn lượt xem video trên các nền tảng.

Chiến lược của The Economist khi triển khai AI

Đối với video được dịch bằng AI, The Economist đặt ra tiêu chuẩn rất cao về cả chất lượng video và nội dung báo chí.

"Chúng tôi cảm thấy rằng đồ họa chuyển động là sản phẩm giúp chúng tôi thực sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh", Moloney cho biết.

"Chúng tôi làm bản đồ, chúng tôi làm hoạt hình thông minh, chúng tôi làm dữ liệu. Khi chúng tôi quyết định làm video, chúng tôi tập trung vào một câu hỏi cụ thể mà mọi người đang hỏi và chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi trả lời được câu hỏi đó".

Về mặt nội dung, mục tiêu là cân bằng giữa chủ đề và sự trường tồn. Theo Moloney, The Economist chưa bao giờ tập trung vào tin tức nóng hổi và mục tiêu sản xuất video của họ phù hợp với điều đó, nhưng họ cũng đặt mục tiêu cung cấp video giải thích kịp thời.

“Có thể 24 giờ sau, chúng tôi sẽ đưa ra lời giải thích tuyệt vời về lý do tại sao bạn cần hiểu một điều gì đó hoặc cách bạn nên suy nghĩ về nó”, Moloney cho biết.

Ngoài ra, The Economist còn thực hiện một video điều tra lớn hàng tháng, chẳng hạn như video gần đây cho thấy thông tin sai lệch có thể lan truyền nhanh chóng như thế nào trên mạng. Họ cũng đã bắt đầu sản xuất podcast.

“Chúng tôi không hoàn toàn phát hành podcast. Chúng tôi chỉ sử dụng nó để xuất bản các clip quảng cáo một lần một tuần. Các podcast của chúng tôi hiện nằm sau tường phí, vì vậy đây là cách để chúng tôi thu hút mọi người đến nghe và trả tiền cho đăng ký đó”, Moloney cho biết.

Khi được hỏi liệu việc sử dụng AI để dịch có thể được triển khai cho nhiều sản phẩm của Economist hơn không, biên tập viên cấp cao Ludwig Siegele cho biết: "Tất nhiên đó là một mục tiêu nhưng vẫn phải chờ xem".

"Nhưng tôi không nghĩ chúng tôi sẽ sớm trở thành một ấn phẩm đa ngôn ngữ. Chúng tôi sẽ có chiến lược cụ thể hơn với những gì chúng tôi dịch... Nhưng tôi nghĩ rằng nhu cầu về báo chí chất lượng cao trên toàn cầu rất lớn và nếu công nghệ giúp điều đó trở nên khả thi, tại sao không mở rộng việc ứng dụng công nghệ vào nội dung của chúng tôi?".

Những cách khác mà The Economist đang thử nghiệm với AI, mặc dù chúng vẫn chưa được triển khai, bao gồm chatbot. "Không phải là Economist GPT - điều đó rất khó và mọi người không quan tâm đến điều đó. Có lẽ là các chatbot hẹp hơn", Siegele cho biết./.

Theo wan-ifra, pressgazette
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Đừng bỏ lỡ
The Economist sử dụng AI để dịch nội dung video, kết nối công chúng trẻ toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO