Thông báo kết luận cuộc họp Hội đồng tư vấn tem bưu chính quốc gia năm 2018

23/10/2018 08:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 12/4/2018, Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính đã tổ chức phiên họp lần thứ hai năm 2018 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính để lựa chọn và đóng góp ý kiến cho mẫu thiết kế một số bộ tem bưu chính phát hành năm 2018 và năm 2019.

Sau khi nghe Tổ giúp việc Hội đồng giới thiệu ý tưởng sáng tác, thuyết minh nội dung thể hiện trên các mẫu thiết kế tem; đề xuất ý kiến thẩm định sơ bộ và ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính đã kết luận và có ý kiến chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện như sau:

1. Số lượng mẫu thiết kế của các bộ tem trình Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính đúng theo quy định hiện hành.

2. Tổng số lượng mẫu thiết kế trình Hội đồng tư vấn quốc gia về tem bưu chính phiên họp lần thứ hai năm 2018 gồm 5 bộ tem, trong đó có 3 bộ tem kỷ niệm và 2 bộ tem chuyên đề.

3. Về các bộ tem bưu chính sẽ phát hành trong năm 2019

3.1. Tem kỷ niệm: gồm 3 bộ tem

3.1.1. Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Diệp Minh Châu (1919-2002)”, gồm 1 mẫu, có 3 phương án.

a) Lựa chọn mẫu thiết kế: Hội đồng thống nhất lựa chọn bộ mẫu thiết kế A.

b) Nội dung chỉnh sửa:

- Chỉnh sửa mặt nhân vật đúng tư liệu.

- Thể hiện hình ảnh cây dừa tràn ra hết bên phải mẫu tem, bỏ tạo hình lượn cạnh bên của mẫu tem.

- Nghiên cứu đưa tượng “Hương sen Đồng Tháp” thay tượng “Bác Hồ với thiếu nhi”. Trường hợp không có tư liệu, chỉ thể hiện chân dung họa sỹ và cây dừa phía sau.

c) Cơ quan xác nhận: Hội Mỹ thuật Việt Nam hoặc cơ quan chuyên ngành khác có thẩm quyền.

3.1.2. Bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)”, gồm 1 mẫu, có 3 phương án.

a) Lựa chọn mẫu thiết kế và nội dung chỉnh sửa:

- Hội đồng thống nhất lựa chọn nền của bộ mẫu thiết kế A, bỏ số 50 và thay bằng bức ảnh ra mắt của Chính phủ trên nền cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phía sau.

- Nghiên cứu đưa hình ảnh ngôi nhà, nơi tổ chức họp Chính phủ.

b) Cơ quan xác nhận: Viện Sử học Việt Nam hoặc cơ quan chuyên ngành khác có thẩm quyền.

3.1.3. Bộ tem “Kỷ niệm 1000 năm sinh Lý Thường Kiệt (1019-1105)”, gồm 1 mẫu, có 4 phương án.

a) Lựa chọn mẫu thiết kế: Hội đồng đề nghị thiết kế mẫu mới trên cơ sở  nghiên cứu các nội dung:

- Nghiên cứu sử dụng hình ảnh đền thờ và tượng Lý Thường Kiệt trong Đình Nam Đồng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Mô phỏng phòng tuyến sông Như Nguyệt với sóng nước được cách điệu, đặc trưng của thời Lý.

- Nghiên cứu thể hiện bài thơ “Nam quốc sơn hà” vào mẫu tem cho phù hợp với bối cảnh lịch sử.

b) Cơ quan xác nhận: Viện Sử học Việt Nam hoặc cơ quan chuyên ngành khác có thẩm quyền.

3.2. Tem chuyên đề: gồm 2 bộ tem

3.2.1. Bộ tem “Tranh lụa Việt Nam”, gồm 5 mẫu, có 3 phương án.

a) Lựa chọn mẫu thiết kế: Hội đồng thống nhất lựa chọn bộ mẫu thiết kế A.

b) Nội dung chỉnh sửa:

- Điều chỉnh số mẫu trong bộ tem là 4 mẫu thay vì 5 mẫu.

- Không đưa tranh của Nguyễn Phan Chánh vào bộ tem.

- Chữ trên tem: Tên tác phẩm sử dụng chữ đứng, tên họa sỹ và năm sinh, năm mất sử dụng chữ in nghiêng. Ví dụ: Bếp lửa Trường Sơn – Vũ Giáng Hương (1930-2011).

c) Cơ quan xác nhận: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hoặc cơ quan chuyên ngành khác có thẩm quyền.

3.2.2. Bộ tem “Biển, đảo Việt Nam (bộ 1): Sinh vật biển”, gồm 4 mẫu và 01 blốc, có 5 phương án.

a) Lựa chọn mẫu thiết kế: Hội đồng thống nhất lựa chọn bộ mẫu thiết kế D. Đối với blốc, cho phép Tổng công ty thiết kế sản phẩm có hình dạng đặc biệt như mẫu thiết kế trình Hội đồng.

b) Nội dung chỉnh sửa:

- Giảm bớt sinh cảnh để làm nổi bật hình ảnh con vật.

- Chỉnh sửa tư thế của con vật trong mẫu 4-2, 4-3 cho sống động, thể hiện rõ đầu con ốc và vỏ của con trai.

- Nghiên cứu thể hiện tên mẫu tem, tên khoa học rõ ràng và dễ nhìn.

- Nghiên cứu, có thể đưa 1 số địa danh, nơi con vật sinh sống

c) Cơ quan xác nhận: Viện Tài nguyên và Môi trường biển hoặc cơ quan chuyên ngành khác có thẩm quyền.

Hình ảnh: phiên họp Hội đồng tư vấn tem bưu chính quốc gia lần 2/2018

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Giáo sư người Việt làm tổng biên tập tạp chí khoa học hàng đầu thế giới
    GS Dương Quang Trung là người Việt đầu tiên được Hiệp hội Điện, Điện tử quốc tế (IEEE) bổ nhiệm tổng biên tập một tạp chí khoa học uy tín bậc nhất.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
Thông báo kết luận cuộc họp Hội đồng tư vấn tem bưu chính quốc gia năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO