Truyền thông

Thương mại điện tử mở đường cho sản phẩm OCOP phát triển

P.V 28/11/2023 12:46

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến thời điểm này, cả nước có khoảng 10.000 sản phẩm OCOP. Phân phối, tiêu thụ hàng hóa qua các kênh thương mại điện tử đang được xem là một trong những giải pháp mới và hiệu quả trong đẩy mạnh tiêu thụ nông đặc sản của địa phương hay các sản phẩm OCOP của địa phương.

Tạo sức hút cho các sản phẩm OCOP

Mới đây, chợ phiên OCOP Thanh Hóa kéo dài 4 tiếng trên nền tảng mạng xã hội đã thu hút hơn 375.000 lượt người xem livestream, mang về 205 triệu đồng doanh thu và 1.000 đơn hàng OCOP.

Chiến dịch quảng bá đặc sản "Chợ phiên OCOP Thanh Hóa" được triển khai từ ngày 16 - 18/11/2023 với sự phối hợp của Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Agritrade), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, và TikTok Việt Nam tổ chức.

5444-16715219449311197343241.jpg
Các phiên bán hàng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng.

Không chỉ tại tỉnh Thanh Hóa, với hình thức kết hợp này, những người trẻ tuổi có sức ảnh hưởng trong cộng đồng mạng đã chung tay phát triển thương mại các sản phẩm OCOP trên cả nước. Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, tính đến Quý 4/2023, đã có hơn 800 phiên bán hàng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội gắn logo Chợ phiên OCOP, thu hút hơn 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP.

Với quy mô được đầu tư lớn cùng tần suất diễn ra đều đặn theo tuần, TikTok đã kết nối với hơn 500 nhà sáng tạo và nhà bán hàng uy tín để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với cộng đồng, đẩy mạnh kết nối giao thương sản phẩm, từ đó góp phần lan toả rộng rãi giá trị văn hóa vùng miền.

Các địa phương cũng đã tích cực đưa sản phẩn OCOP lên sàn thương mại điện tử. Với mục đích kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sàn giao dịch thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh giới thiệu, quảng bá và thực hiện giao dịch thương mại các sản phẩm OCOP nổi bật của địa phương. Sàn giao dịch này tích hợp các phương thức thanh toán trực tuyến với giao diện mới và các tính năng được nâng cấp, được kỳ vọng sẽ là giải pháp toàn diện để hỗ trợ kết nối các sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh tới người tiêu dùng trên mọi miền đất nước.

Khó khăn khi “lên sàn”

Sở hữu sản phẩm Đông trùng hạ thảo đạt chứng nhận OCOP 3 sao, Hợp tác xã Nấm đông trùng hạ thảo Quảng Nam đã tiếp cận các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ. Tuy nhiên, Giám đốc Hợp tác xã Nấm đông trùng hạ thảo Quảng Nam Nguyễn Thị Bích Thảo phản ánh, việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không hề dễ dàng bởi quy trình kiểm soát sản phẩm chưa rõ nên hàng thật hàng giả lẫn lộn khó lựa chọn đối tác kinh doanh

Bên cạnh đó, sự thay đổi thuật toán của các nền tảng cũng làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, bởi nhân sự chưa được đào tạo một cách bài bản về tin học.

san-pham-ocop-quang-ninh.jpg
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần phải tập trung nghiên cứu để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử hiệu quả.

Thực tế cho thấy, mặc dù việc đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là việc doanh nghiệp có thể làm. Thế nhưng hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP giữ thói quen bán hàng theo phương thức truyền thống. Với họ, sàn thương mại điện tử còn khá mới, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng đều nên sau khi đưa sản phẩm lên sàn nhưng lượng tương tác với khách hàng còn hạn chế dẫn đến số lượng đơn hàng chưa phát triển như mong đợi.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hầu hết là nhỏ và siêu nhỏ nên chưa có nguồn nhân lực đủ mạnh để quản trị nên cách đăng tin giới thiệu sản phẩm chưa gây được ấn tượng với khách hàng, giá bán cũng không theo kịp với biến động của thị trường... Đáng lưu ý, chi phí quản lý bán hàng quá cao, từ 25 - 45% cũng khiến doanh nghiệp ngần ngại khi tham gia các sàn thương mại điện tử.

Nhiều giải pháp được triển khai thực hiện

Doanh nghiệp sản xuất cần được chỉ dẫn về cách thức thu hút khách hàng, marketing, bán hàng hiệu quả trên sàn thương mại điện tử. Cũng như cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu, xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt nhất trên sàn thương mại điện tử

Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) Lại Việt Anh thông tin, đơn vị đang hợp tác chặt chẽ với đối tác Shopee, Voso, Tiki, Lazada để thực hiện chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp. Cụ thể tổ chức các chương trình đào tạo mở gian hàng, vận hành thực hiện các đơn hàng, quản lý logistics, quản lý chất lượng sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử được tổ chức một cách bài bản. Với việc nắm vững những kỹ năng thương mại điện tử, doanh nghiệp, chủ thể OCOP mới có thể chủ động vận hành được kênh bán hàng thương mại điện tử của riêng mình một cách hiệu quả.

Nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 919/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025. Trong đó chú trọng phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), tương tác trực tiếp (livestream).

Tích cực chung tay hỗ trợ chủ thể OCOP, người nông dân đưa sản phẩm “lên sàn”, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã hỗ trợ, đào tạo kỹ năng kinh doanh số cho khoảng 5 triệu hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Hiện đã có 52.000 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.

Thúc đẩy tiêu thụ nông sản OCOP trên sàn thương mại điện tử cũng đang được Tiki thực hiện nhằm đưa thương hiệu nông sản Việt ghi dấu trong lòng người tiêu dùng… Theo ông Nguyễn Quách Nhi, Giám đốc kinh doanh ngành hàng thực phẩm tiêu dùng Tiki, hầu hết sản phẩm OCOP hiện nay là OCOP 3 sao, mức độ nhận diện thương hiệu chưa phổ biến, kênh phân phối chưa rộng. Đây là bài toán đặt ra mà chương trình “1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP” giải quyết trong thời gian tới.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Thương mại điện tử mở đường cho sản phẩm OCOP phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO