Tích cực hỗ trợ DN chuyển đổi số, Bắc Giang đặt mục tiêu tối thiểu 800 DN số vào năm 2025

Đỗ Thêu| 12/12/2021 17:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong năm 2022, tỉnh Bắc Giang sẽ triển khai có trọng điểm các nội dung hợp tác với Tập đoàn Viettel, VNPT, FPT,… để định hướng cho các doanh nghiệp (DN) chiến lược phát triển nền kinh tế số thống nhất trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có tối thiểu 800 DN công nghệ số và DN số.

Cũng như nhiều địa phương trên nước khác, đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã gây nhiều khó khăn, trở ngại cho Bắc Giang, song lãnh đạo tỉnh cùng với các ban, ngành đã nỗ lực chiến đấu với dịch bệnh, giữ vững ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Thông tin mới nhất từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết tính đến ngày 11/12/2021, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 10 ca mắc mới COVID-19. Từ ngày 26/10/2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1.285 ca F0.

Với quyết tâm chính trị cao nhất trong công cuộc phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết về Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Cùng với đó, UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND cấp huyện cũng đã ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ về CĐS trên 3 trụ cột chính đó là: xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ DN số phát triển

Thực hiện nhiệm vụ CĐS , để hỗ trợ các DN trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT Bắc Giang đã tích cực tham mưu UBND tỉnh ban hành đầy đủ các văn bản về kiến trúc, quy hoạch, nghị quyết, đề án, kế hoạch chiến lược 5 năm, kế hoạch hàng năm về CĐS, phát triển đô thị thông minh tỉnh Bắc Giang.

Đặc biệt, Sở TT&TT đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương xây dựng các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số, phát triển các loại hình DN công nghệ số. Tỉnh cũng lên kế hoạch hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN ngành nghề truyền thống, DN sản xuất CĐS, phát triển kinh doanh số. Các cơ quan sở, ngành như y tế, giáo dục, văn hóa thể thao du lịch,… đã bố trí cán bộ được giao chuyên trách phát triển xã hội số, hỗ trợ CĐS cho người dân.

Năm 2021 là năm dịch COVID-19 có nhiều diễn biến, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, xã hội chung của cả nước và ngành Thông tin và Truyền thông nói riêng, làm cho nhiều DN phải điều chỉnh hoạt động sản xuất để đáp ứng phù hợp tình hình thực tế. Ngày 28/10/2021, Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 547/KH-UBND, phát triển DN công nghệ số và DN số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu tổng quát là phát triển DN công nghệ số, DN số có năng lực cạnh tranh cao để CĐS, phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tỉnh sẽ hỗ trợ DN thực hiện CĐS, hình thành các DN công nghệ số, đưa sản phẩm công nghệ số "Make in Viet Nam" để giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, Bắc Giang đặt mục tiêu tối thiểu 800 DN số vào năm 2025 - Ảnh 1.

Bắc Giang đặt mục tiêu phát triển DN số có năng lực cạnh tranh cao để CĐS, phát triển kinh tế số. Ảnh: Báo Bắc Giang

Để thực hiện mục tiêu, tỉnh Bắc Giang đặt ra kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển DN công nghệ số, DN số như triển khai hỗ trợ việc đăng ký và thành lập DN công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường; tạo điều kiện để các DN công nghệ số Bắc Giang phát triển sản phẩm số, nội dung số phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tỉnh cũng tiến hành xây dựng các chính sách, giải pháp thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút các DN công nghệ số, công nghệ cao, thương mại điện tử… thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CĐS.

Bắc Giang sẽ nghiên cứu thành lập một khu công nghiệp/cụm công nghiệp CNTT tập trung của tỉnh có thể định hướng tham gia chuỗi công viên phần mềm Quang Trung để thu hút, đón làn sóng đầu tư chất lượng cao, phát triển các DN công nghệ số.

Theo số liệu của Sở TT&TT Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có 837 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, trong đó, có 429 DN sản xuất, lắp ráp, cung cấp dịch vụ phần cứng, điện tử; 16 DN sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phần mềm; 263 DN kinh doanh, phân phối các sản phẩm, dịch vụ CNTT và 129 DN cung cấp dịch vụ CNTT. Năm 2020, Bắc Giang xếp thứ 8 về chỉ số Công nghiệp CNTT, trong đó xếp thứ 5 về doanh thu và xuất khẩu sản phẩm CNTT, xếp thứ 6 về chỉ số sản xuất CNTT, chỉ số dịch vụ CNTT, trong top 5 về quy mô sản xuất- kinh doanh CNTT.

Năm 2025, Bắc Giang phấn đấu có tối thiểu 800 DN công nghệ số và DN số

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, Bắc Giang đặt mục tiêu tối thiểu 800 DN số vào năm 2025 - Ảnh 2.

Khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang. Ảnh: Báo Bắc Giang

Báo cáo Tổng kết công tác thông tin, truyền thông năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 của Sở TT&TT Bắc Giang cho biết để phát triển kinh tế số, trong năm 2022, tỉnh Bắc Giang sẽ triển khai có trọng điểm các nội dung hợp tác với Tập đoàn Viettel, VNPT, FPT,… để định hướng cho các DN chiến lược phát triển nền kinh tế số thống nhất trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 800 DN công nghệ số và DN số.

Bên cạnh kế hoạch phát triển các DN số, Bắc Giang sẽ tập trung khai thác thế mạnh hạ tầng CNTT, tích cực hỗ trợ người dân và DN đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT). Trong vụ mùa vải thiều vừa qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 với các biện pháp hạn chế tiếp xúc, nên vải thiều đã được tiêu thụ trên các trang TMĐT tăng gấp 1.000 lần so với vụ trước, đồng thời tiếp cận được nhiều khách hàng trên trên thế giới. Kết quả, riêng tiêu thụ vải thiều năm 2021, 02 sàn Postmart.vn của Bưu điện tỉnh Bắc Giang và Voso.vn của Bưu chính Viettel Bắc Giang đã đưa được 1.164 hộ nông dân lên sàn; tiêu thụ 8.359 tấn.

Để đạt được những kết quả cao trong công tác bán hàng qua các trang TMĐT và tiếp cận khách hàng mới, tỉnh đã tổ chức gán mã địa chỉ bưu chính Vpostcode cho 100% số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; phối hợp với Sở Công Thương lựa chọn và hỗ trợ cho 15 DN, hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ nông sản, sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến. Ngoài ra, tỉnh cũng tiến hành quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của tỉnh trên các sàn TMĐT như Voso.vn, Postmart.vn, Sendo.vn, San24h.vn, Shopee.vn, Lazada.vn.

Kế hoạch số 547/KH-UBND phát triển DN công nghệ số và DN số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có tối thiểu 1500 DN công nghệ số và DN số để phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, ứng dụng thành tựu công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện CĐS của tỉnh Bắc Giang./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam: một trong số ít quốc gia có năng lực sản xuất tấm tấm bán dẫn
    Mới đây, hơn 100 công ty từ Úc và Việt Nam đã hội tụ tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Xanh tại TP. Hồ Chí Minh để thảo luận về năng lượng xanh, công nghệ, giáo dục và tài chính.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
Đừng bỏ lỡ
Tích cực hỗ trợ DN chuyển đổi số, Bắc Giang đặt mục tiêu tối thiểu 800 DN số vào năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO