Tiền Giang chú trọng đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai

Trần Đình Hoạch| 08/11/2021 13:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Tiền Giang đã đầu tư gần 135 tỷ đồng cho công tác phòng, chống thiên tai; trong đó, có 230 công trình nạo vét kênh mương tưới tiêu, cống đập ngăn lũ và triều cường bảo vệ các vùng sản xuất trọng điểm của địa phương. Nhờ vậy, dù trong mùa khô vừa qua, hạn hán và xâm nhập mặn có diễn biến phức tạp nhưng không gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất, an sinh xã hội bảo đảm.

Mùa mưa bão 2021 tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có những diễn biến phức tạp, cùng với đó dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề tại địa phương. Ngay từ những tháng đầu năm 2021, Ủy ban Nhân dân tỉnhTiền Giang đã chủ động đưa ra nhiều biện pháp và chú trọng đầu tư các công trình nhằm ứng phó với thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân.

Tiền Giang chú trọng đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai - Ảnh 1.

Nhà dân ở cạnh sông Bảo Định, TP. Mỹ Tho bị nước ngập khi mùa mưa bão đến.

Cụ thể nhất, tỉnh Tiền Giang đã kịp thời triển khai sâu rộng các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương về công tác phòng, chống thiên tai trong hoàn cảnh dịch COVID-19; rà soát các kế hoạch, phương án ứng phó với những tình huống thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên địa bàn. Trên cơ sở cụ thể hóa phương châm "4 tại chỗ", tỉnh chú trọng xây dựng phương án phòng, chống thiên tai linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn và từng vùng, tiểu vùng: vùng duyên hải phía Đông, vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền phía Tây, vùng Đồng Tháp Mười, vùng dự án Bảo Định…

UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh) rà soát, bổ sung, hoàn thiện bản đồ cảnh báo thiên tai; kịp thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai từ tỉnh đến cơ sở. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, nòng cốt là dân quân tự vệ nhằm đảm bảo thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" cùng các phương án ứng phó thiên tai gắn với xây dựng cộng đồng an toàn, xã nông thôn mới…

Các ngành chức năng như: Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh có phương án đảm bảo thông tin, liên lạc, huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cần thiết và sẵn sàng tham gia ứng cứu kịp thời, hiệu quả khi có tình huống bất trắc xảy ra trong mùa mưa bão, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân.

Đặc biệt, tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo thiên tai nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó trong nhân dân, không để bị động trong bất kỳ tình huống nào, giảm nhẹ thiệt hại đến mức thấp nhất gắn với khuyến khích nông dân chuyển đổi sản xuất, nhân rộng những mô hình làm ăn hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu những địa bàn khó khăn, ổn định cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội. Thông tin kịp thời lịch vận hành các công trình thủy lợi, khuyến cáo nông dân lấy nước tưới tiêu, phục vụ sản xuất hoặc xổ xả, tiêu úng, phòng chống lũ lụt và triều cường kịp thời bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

Tiền Giang quan tâm đầu tư kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng, nhất là các công trình kênh mương, thủy lợi, mạng lưới cống đập và đê bao ngăn lũ lụt, triều cường ở các địa bàn trọng điểm như: vùng ngọt hóa Gò Công, vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, vùng ngập lũ đầu nguồn… nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó khi thiên tai xảy ra, không để thiệt hại cho sản xuất, đời sống nói chung.

Tính đến nay, Tiền Giang đã đầu tư gần 135 tỷ đồng cho công tác phòng, chống thiên tai; trong đó, có 230 công trình nạo vét kênh mương tưới tiêu, cống đập ngăn lũ và triều cường bảo vệ các vùng sản xuất trọng điểm của địa phương. Nhờ vậy, dù trong mùa khô vừa qua, hạn hán và xâm nhập mặn có diễn biến phức tạp nhưng không gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất, an sinh xã hội bảo đảm.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Tiền Giang chú trọng đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO