Chuyển đổi số

Tiếp cận dựa trên dữ liệu giúp cải thiện lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở nông thôn

Tâm An 25/03/2023 06:08

Mặc dù lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (CSSK) đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong vài thập kỷ qua, nhưng vẫn còn có một số nhóm cá nhân khó hoặc không được tiếp cận với các dịch vụ CSSK phù hợp. Và một trong những nhóm này chính là người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu đang nổi lên như một giải pháp hiệu quả cho những trở ngại này. Vậy các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu có vai trò như thế nào trong việc cải thiện dịch vụ CSSK ở khu vực nông thôn?

telemedicine.jpg

Sử dụng dữ liệu để cải thiện Telemedicine

Telemedicine là một phương pháp đã và đang giúp giải quyết vấn đề tiếp cận dịch vụ CSSK ở các vùng nông thôn theo những cách hiệu quả. Về bản chất, Telemedicine có thể được mô tả là hoạt động cung cấp các dịch vụ CSSK cho phép bệnh nhân được khám từ xa, không khẩn cấp với nhà cung cấp dịch vụ CSSK của họ, bằng cách sử dụng điện thoại thông minh, máy tính hoặc máy tính bảng.

Và thực tế, dịch vụ y tế từ xa đã cho thấy nó là một phương pháp đầy hứa hẹn và triển vọng đối với người dân ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, do đó việc cải thiện và nâng cao các hoạt động y tế từ xa đang dần trở thành vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực CSSK.

Trong khi đó, việc ra quyết định dựa trên dữ liệu có khả năng cải thiện dịch vụ y tế từ xa và làm cho nó hiệu quả hơn. Về cơ bản, các nhà cung cấp dịch vụ CSSK có thể sử dụng dữ liệu để phân tích các hoạt động y tế từ xa trong quá khứ. Những thông tin được phân tích có thể cho biết phương pháp điều trị từ xa nào hiệu quả nhất và phương pháp nào chưa hoặc không hiệu quả. Từ đó, các tổ chức CSSK có thể cải thiện các phương pháp điều trị y tế từ xa đang hoạt động kém hiệu quả và đầu tư nhiều hơn vào những phương pháp hoạt động tốt.

Sử dụng dữ liệu để làm nổi bật các nhóm có nhu cầu

Thông thường ở các khu vực nông thôn, dịch vụ CSSK thường được khái quát hóa cho tổng thể do không đủ nguồn lực về dịch vụ y tế cũng như không có khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi khu vực nông thôn đều có những nhu cầu cụ thể của riêng mình. Một số khu vực có nhu cầu lớn hơn đối với các nguồn lực CSSK nói chung, trong khi một số khác có các nhóm cư dân cụ thể lại có nhu cầu về dịch vụ CSSK chuyên biệt hơn do đặc điểm tùy vùng miền. Việc sử dụng dữ liệu có thể giúp các tổ chức CSSK xác định chính xác cộng đồng và nhóm dân cư nào cần nguồn lực CSSK và điều trị phù hợp với họ nhất.

Bằng cách phân tích dữ liệu về các nhóm dân cư nông thôn khác nhau, những người thiếu khả năng tiếp cận với dịch vụ CSSK nhất có thể được ưu tiên. Trong trường hợp này, cách tiếp cận dựa trên dữ liệu có thể giúp cải thiện rõ rệt việc CSSK cho người dân ở các vùng nông thôn bằng cách nêu bật những khu vực và nhóm cụ thể nào cần tập trung nguồn lực ngay lập tức.

rsz_1gettyimages-1220059467-2.jpg
(Hình minh họa)

Sử dụng dữ liệu để cải thiện kết quả

Ở các khu vực nông thôn thường sẽ có một số loại bệnh phổ biến hơn so với những khu vực khác. Điều này thường phát sinh từ việc người dân thiếu hiểu biết về sức khỏe và có lối sống cũng như một số hành vi không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu quá mức.

Tuy nhiên, các tổ chức CSSK có cơ hội cải thiện thực trạng sức khỏe y tế cộng đồng bằng cách xem xét và phân tích dữ liệu để tìm ra các mẫu bệnh phổ biến nhất và tham gia vào các phương pháp điều trị phòng ngừa phù hợp.

Nhờ phân tích dữ liệu, các tổ chức CSSK có thể xác định các triệu chứng ban đầu của các bệnh thông thường và tham gia vào việc chăm sóc phòng ngừa hiệu quả ngay từ đầu, từ đó có thể giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe y tế cộng đồng khu vực nông thôn một cách đáng kể.

Sử dụng dữ liệu để theo dõi tình trạng sức khỏe

Ở nhiều vùng nông thôn, người dân có thể phải di chuyển mất hàng giờ đồng hồ để đến được cơ sở y tế gần nhất. Do đó, nhiều người dân không được kiểm tra và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Điều này có thể dẫn đến tình trạng có nhiều căn bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa và điều trị được trở nên nghiêm trọng hơn và đôi khi thậm chí là bỏ qua mất giai đoạn quan trọng nhất để điều trị.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều tổ chức CSSK đang chuyển sang sử dụng các thiết bị theo dõi sức khỏe mà người dân có thể đeo. Về bản chất, các thiết bị này phân tích dữ liệu sức khỏe và phát hiện các chỉ số bất thường. Khi các thiết bị này phát hiện dữ liệu sức khỏe có vẻ bất thường, nó có thể đưa ra cảnh báo cho các chuyên gia y tế từ xa.

Sử dụng dữ liệu để theo dõi sức khỏe từ xa là cách mà các tổ chức CSSK có thể giúp những người dân ở khu vực nông thôn ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng mà không cần phải chi một khoản tiền lớn vào việc xây dựng các cơ sở y tế mới.

Trong trường hợp này, việc sử dụng khả năng phân tích dữ liệu của các thiết bị giám sát từ xa là một giải pháp mạnh mẽ cho vấn đề tiếp cận dịch vụ CSSK công bằng ở nông thôn.

Các giải pháp dựa trên dữ liệu đang chuyển đổi ngành CSSK khu vực nông thôn

Trong khi nhiều giải pháp đang bắt đầu cho thấy những hứa hẹn trong việc giải quyết các nhu cầu CSSK của người dân ở các khu vực nông thôn, thì các phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu đang nổi lên như một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Từ việc cải thiện y tế từ xa đến theo dõi sức khỏe từ xa, việc tận dụng các giải pháp dựa trên dữ liệu giúp các tổ chức CSSK hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng giải quyết các vấn đề, cải thiện cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ CSSK ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa trong tương lai./.

Theo SmartDataCollective
Copy Link
Bài liên quan
  • Phát triển Y tế từ xa: Cần chuẩn hóa, tích hợp đồng bộ hệ thống ngành y tế
    Tại “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Quyết định số 749/QĐ-TTg năm 2020), Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện cụ thể nội dung: Phát triển các nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa cho mọi người dân, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
Đừng bỏ lỡ
Tiếp cận dựa trên dữ liệu giúp cải thiện lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO