Tổ chức, DN có thể uỷ quyền giám sát không gian mạng cho CMC SOC

Tuấn Trần| 30/07/2020 14:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Đây là trung tâm SOC thứ 2 thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC. CMC SOC đánh dấu sự sẵn sàng trong việc cung cấp các dịch vụ bảo mật cho doanh nghiệp (DN) thuộc các lĩnh vực, tổ chức tài chính ngân hàng tại phía Nam, đặt mục tiêu phát triển ra toàn quốc và khu vực trong thời gian tới.

Ngày 29/7 vừa qua, công ty TNHH Công nghệ và Giải pháp CMC Sài Gòn (CMC TSSG) đã ra mắt Dịch vụ Ủy quyền Giám sát an ninh mạng, cung cấp các nguồn lực theo dõi, phát hiện, cách ly, xử lý các sự cố và chịu trách nhiệm về mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống thông tin của DN 24/7.

Dịch vụ Ủy quyền Giám sát An ninh mạng CMC SOC - Ảnh 1.

Lễ ra mắt dịch vụ ủy quyền giám sát an ninh mạng, cung cấp các nguồn lực theo dõi, phát hiện, cách ly, xử lý các sự cố và chịu trách nhiệm về mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống thông tin của DN 24/7.

Tấn công an ninh mạng ngày càng gia tăng

Tại buổi lễ, ông Phạm Văn Trung – Giám đốc vận hành CMC TSSG kiêm Giám đốc dự án SOC cho biết: "Trong tình hình các cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng gia tăng với quy mô lớn và phức tạp, các DN, tổ chức tài chính ngân hàng phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư vào hệ thống giám sát và nhân sự vận hành".

Để chia sẻ các thách thức, Trung tâm An ninh mạng CMC SOC ra đời để giải quyết các vấn đề đó cho khách hàng, kèm theo các lợi ích vượt trội về hệ thống công nghệ tiên tiến, tương thích với hầu hết hệ thống công nghệ thông tin của các DN, tổ chức giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực để tập trung vào mục tiêu phát triển lâu dài.

Dịch vụ ủy quyền giám sát an ninh mạng giúp khách hàng theo dõi và phân tích liên tục mọi hành vi trong hệ thống như hệ thống mạng, thiết bị bảo mật, máy tính cá nhân, server, cơ sở dữ liệu, ứng dụng, website,… giúp phát hiện kịp thời các hành vi khả nghi có khả năng gây đe dọa đến sức khỏe và sự an toàn của hệ thống.

Trung tâm Điều hành An ninh mạng CMC SOC áp dụng phương pháp giám sát từ xa - phân tích tập trung và hệ thống truyền dẫn riêng biệt mang tính an toàn. Việc thực hiện giám sát phân tích, tổ chức xử lý các sự cố được thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên bảo mật CMC SOC đã đạt các chứng chỉ về bảo mật và hệ thống CNTT như CISSP, CEH, ITIL.

Cung cấp 5 dịch vụ theo yêu cầu

Điểm mạnh của dịch vụ là khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng các giải pháp bảo mật đã đầu tư trước đó. Việc sử dụng dịch vụ không làm thay đổi hiện trạng hệ thống CNTT nhờ vào ưu điểm Ecosystem của IBM. Điều này giúp hệ thống phòng thủ bảo mật của khách hàng giữ được trạng thái độc lập. Một ưu điểm khác là khách hàng có thể theo dõi quá trình giám sát – xử lý sự cố và đánh giá được chất lượng của dịch vụ như cam kết.

CMC SOC cung cấp 5 dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng gồm: Gói giám sát an ninh mạng, Gói giám sát an ninh mạng và xử lý sự cố, Gói xử lý sự cố an toàn thông tin (ATTT) khẩn cấp, Gói điều tra vết và pháp chứng kỹ thuật số, Gói tầm soát nguy cơ và chiến dịch (campaign).

Với các gói dịch vụ này, CMC thực hiện việc giám sát an ninh mạng 365/24/7 hệ thống của khách hàng, đưa ra các phương pháp giải quyết sự cố cho từng hệ thống khác nhau, cung cấp nhân sự xử lý sự cố, thu thập và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố, lỗi phát sinh từ đâu và lỗ hổng ở chỗ nào, chủ động tìm kiếm các nguy cơ. CMC TSSG hiện đã triển khai các gói dịch vụ trên, riêng Gói tầm soát nguy cơ và chiến dịch sẽ được cung cấp bắt đầu từ quý IV/2020.

Để thực hiện được tổng thể các công việc trên, Trung tâm Điều hành an ninh CMC SOC cần hội tụ 3 yếu tố quan trọng gồm: con người - công nghệ - quy trình. Thừa hưởng hơn 11 năm kinh nghiệm về ATTT và bảo mật, cùng với công nghệ tiên tiến từ Samsung SDS và IBM, Trung tâm Điều hành an ninh mạng SOC tại CMC TSSG có trách nhiệm trong việc giám sát liên tục hệ thống của khách hàng, thực hiện việc sàng lọc, phân loại với từng nguy cơ tìm thấy và gửi cảnh báo cần giải quyết về cho khách hàng.

Bên cạnh đó, Trung tâm đưa ra các giải pháp xử lý, ngăn chặn và hướng dẫn khách hàng thực hiện xử lý hoặc tổ chức xử lý các sự cố và báo cáo tình hình ATTT định kỳ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Giáo sư người Việt làm tổng biên tập tạp chí khoa học hàng đầu thế giới
    GS Dương Quang Trung là người Việt đầu tiên được Hiệp hội Điện, Điện tử quốc tế (IEEE) bổ nhiệm tổng biên tập một tạp chí khoa học uy tín bậc nhất.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
Tổ chức, DN có thể uỷ quyền giám sát không gian mạng cho CMC SOC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO