Truyền thông

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng nền báo chí cách mạng

HOÀNG HỮU LƯỢNG, Nguyên Cục trưởng Cục Báo chí 24/07/2024 06:25

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng bắt đầu sự nghiệp bằng nghề báo. Ông trải qua các vị trí công tác ở Tạp chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản từ cán bộ tư liệu, biên tập viên, Trưởng ban, Phó Tổng Biên tập đến Tổng Biên tập. Là một nhà báo, ông còn tham gia giảng dạy, đào tạo đội ngũ người làm báo Việt Nam tại Học viện Báo chí-Tuyên truyền.

tbt-24072024.png
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020. Ảnh: Trí Dũng–TTXVN

Ông trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Quốc hội, tư duy chính trị sâu rộng của ông luôn gắn với tư duy sắc bén của một nhà báo.

Năm đầu tiên giữ trọng trách Tổng Biên tập Tạp chí nghiên cứu, lý luận hàng đầu của Đảng, ông đã có cuộc gặp, trao đổi với cán bộ của Tạp chí Lịch sử quân sự. Trong cuộc gặp ấy ông đã thẳng thắn trao đổi: Đất nước ta vừa giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại. Tạp chí Lịch sử quân sự đã làm rất tốt việc phản ánh, tổng kết chiến tranh cách mạng, nhưng cần từ tổng kết kinh nghiệm nâng lên thành lý luận phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nội dung của tạp chí được nhiều người quan tâm, số lượng phát hành của tạp chí khá lớn, đó là một thành công. Tiếp đó, ông quan tâm đến vấn đề phát hành, thành lập cơ quan đại diện ở các vùng và vấn đề tự chủ tài chính. Năm 1986, Tạp chí Lịch sử quân sự là một trong số ít cơ quan báo chí thực hiện được tự chủ tài chính.

Sau này, dù giữ nhiều trọng trách lớn của Đảng, của đất nước, nhưng ông vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng nền báo chí cách mạng.

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư là tạo mọi điều kiện để báo chí Việt Nam phát triển phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước, của thời đại. Làm thế nào để báo chí đóng góp sâu rộng và có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo được bầu không khí dân chủ, nhân dân được tự do, hạnh phúc.

Năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng tập thể Bộ Chính trị đã ba lần nghe và góp ý, chỉ đạo đề án Quy hoạch phát triển báo chí Việt Nam của Chính phủ do Bộ Thông tin-Truyền thông soạn thảo. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư là tạo mọi điều kiện để báo chí Việt Nam phát triển phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước, của thời đại. Làm thế nào để báo chí đóng góp sâu rộng và có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo được bầu không khí dân chủ, nhân dân được tự do, hạnh phúc.

Đồng chí rất quan tâm và chia sẻ những khó khăn của kinh tế báo chí và đời sống của người làm báo. Đồng chí đề nghị quy hoạch báo chí vừa bảo đảm nhu cầu thông tin của người dân, vừa phải bảo đảm cho người làm báo sống được bằng nghề.

Đồng chí yêu cầu, dù khó khăn đến mấy báo chí và nhà báo phải giữ vững bản lĩnh, đạo đức nghề báo, tiên phong đấu tranh chống tư tưởng sai trái và tiêu cực xã hội. Quản lý nhà nước phải theo kịp sự phát triển của báo chí. Quy hoạch báo chí phải đặt trong bối cảnh thông tin toàn cầu đang có sự thay đổi mới nhờ khoa học-công nghệ.

Dù bận trăm công nghìn việc, không chỉ quan tâm xây dựng nền báo chí cách mạng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng còn vẫn luôn là một nhà báo. Nhiều tác phẩm báo chí của ông về chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, văn hóa và về xây dựng Đảng thường xuyên được đăng, phát trên báo đài.

Đặc biệt, các bài viết, phát biểu của đồng chí về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực xã hội đã tạo động lực, niềm tin, cổ vũ các nhà báo Việt Nam hưởng ứng, đồng hành tạo nên một phong trào rộng lớn, sâu sắc và quyết liệt.

Với nhân dân, ông là một nhà lãnh đạo suốt đời vì nước, vì dân. Với những người làm báo Việt Nam, ông là một nhà báo có nhiều đóng góp cho sự phát triển của báo chí cách mạng.

Tôi viết những dòng này từ tình cảm, sự kính trọng những lần được gặp, được nghe ông trao đổi, chỉ đạo và từ những bài báo của ông mà tôi được đọc.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xu hướng ChatGPT-Ghibli: Thử nghiệm sáng tạo hay mối đe dọa sự sáng tạo của con người?
    Xu hướng ChatGPT-Ghibli đang gây bão trên mạng xã hội khi người dùng có thể biến ảnh cá nhân thành những tác phẩm mang phong cách Ghibli độc đáo. Tuy nhiên, bên cạnh sự ấn tượng về sáng tạo, trào lưu này cũng dấy lên những lo ngại về sự đe dọa đối với tính sáng tạo của con người và các vấn đề đạo đức trong việc sử dụng AI trong nghệ thuật.
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, chủ động phát hiện, nhận diện, ngăn chặn, xử lý các trang web, địa chỉ IP, ứng dụng, phần mềm độc hại sử dụng trong hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN về Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • VPBank hợp tác cùng GTEL mang đến những đột phá công nghệ cho giải pháp tài chính
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
  • Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank
    Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng nền báo chí cách mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO