Tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT tập trung vào hai mảng ứng dụng và công nghiệp CNTT

Giang Phạm| 13/07/2016 22:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng tại cuộc họp về tiến độ triển khai công tác tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT tổ chức sáng ngày 13/7/2016 tại Hà Nội.

Toàn cảnh cuộc họp

Theo báo cáo của Vụ CNTT, đơn vị thường trực tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT, tính đến ngày 12/7/2016, đã nhận được  báo cáo tổng kết của 08 Bộ, ngành (Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ KH&CN, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc, Thông tấn xã Việt Nam), 26 địa phương (tuy nhiên 3 tỉnh thành lớn là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng lại chưa gửi báo cáo), 07 doanh nghiệp, Hiệp hội (VNISA, VNPT, Ngân hàng Quân đội, Tổng Công ty đường sắt, Tổng Công ty Hàng không, Bảo hiểm Bảo Việt, Ngân hàng BIDV) và 4 đơn vị thuộc Bộ TT&TT. Tuy nhiên, báo cáo của nhiều Bộ, ngành, địa phương vẫn đưa ra một số đề xuất mang tính khái quát, không đi vào vấn đề cụ thể, trong nhiều trường hợp không có sự thống nhất số liệu.

Phân tích các báo cáo về tình hình triển khai Luật CNTT do các Bộ, ngành, địa phương gửi về, ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT nhận định: Các Bộ, ngành, địa phương đều dẫn ra những tồn tại, khó khăn điển hình như: Nguồn kinh phí cho ứng dụng và phát triển CNTT, hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật CNTT còn thiếu (quy định về quản lý đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ứng dụng CNTT), về các chủ trương đã có trong luật nhưng chưa triển khai đầy đủ (mục chi cho CNTT trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, ưu đãi cho công nghiệp, nhân lực…).

Đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương cũng xoay quanh vấn đề hoàn thiện cơ chế chính sách cho CNTT như chính sách ưu đãi cho CNTT, phát triển nhân lực CNTT, quy định về quản lý đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật - ông Đào Đình Khả cho biết thêm.

Liên quan đến những tồn tại khi triển khai Luật CNTT, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, các Bộ, ngành đặc biệt là các địa phương có nhiều khó khăn, bức xúc liên quan đến 3 vấn đề chính: kinh phí, tổ chức, thực thi. Đặc biệt các Sở TT&TT đang bức xúc về việc có sự chồng chéo về nhiệm vụ giữa Văn phòng UBND tỉnh và các Sở TT&TT trong việc quản lý Cổng TTĐT và ứng dụng CNTT.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhận định: “Tổng kết thi hành Luật CNTT sau 10 năm triển khai, thực hiện khó hơn so với tổng kết Luật Viễn thông hay Luật Tần số vô tuyến điện. Hai bộ luật nói trên chuyên sâu, không có nhiều biến động sau nhiều năm thực hiện, vẫn còn phù hợp với thực tiễn và không có sự tác động rộng lớn như Luật CNTT. Trong khi đó, Luật CNTT được ban hành từ năm 2006, thời điểm CNTT tại Việt Nam chưa phát triển sôi động như hiện nay nên có nhiều quy định mang tính chung chung".

Thứ trưởng chỉ đạo các đơn vị trong Bộ liên quan đến mảng CNTT cần phải hoàn thiện thêm báo cáo tổng kết triển khai Luật CNTT, tập trung chủ yếu về những tồn tại, khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực CNTT.

Thứ trưởng yêu cầu Vụ CNTT, cơ quan thường trực thông báo cho các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo bằng cả bản giấy và bản điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ cùng tham khảo và chia sẻ ý kiến.

Thứ trưởng nhấn mạnh nội dung tổng kết 10 năm triển khai Luật CNTT cần tập trung vào hai vấn đề chính là: Ứng dụng CNTT và công nghiệp CNTT, không đi sâu đánh giá tổng kết các mảng khác như: Hạ tầng, An toàn thông tin… Về việc tổ chức Hội thảo tổng kết Luật CNTT tại ba miền Bắc, Trung, Nam, Thứ trưởng yêu cầu Vụ CNTT phối hợp Cục Tin học hóa cần xác định rõ nội dung tổ chức Hội thảo từ đó tìm ra phương thức tổ chức phù hợp.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT sẽ vẫn tổ chức vào quý IV năm 2016 như dự định ban đầu./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
  • Bưu điện hợp tác với công ty hàng đầu Hàn Quốc về công nghệ, sàn giao dịch dữ liệu
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Công ty DataStreams Corp (DataStreams) hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu nhằm khai thác sức mạnh dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
  • Chấn chỉnh, đảm bảo hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật
    Các hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng biến tướng ti vi dưới nhiều hình thức. Đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, dễ bị biến tướng thành các hoạt động lừa đảo, huy động tài chính bất hợp pháp, gây hệ lụy xấu trên quy mô lớn cho xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT tập trung vào hai mảng ứng dụng và công nghiệp CNTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO