Truyền thông

Tổng kết tháng hành động về ATVSLĐ 2023 và triển khai kế hoạch 2024

Đỗ Thêu 13/10/2023 22:18

Ngày 13/10, tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Ban Chỉ đạo Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương đã tổ chức họp tổng kết Tháng Hành động về ATVSLĐ 2023 và triển khai kế hoạch tổ chức năm 2024.

Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 diễn ra từ ngày 01 đến ngày 31/5/2023 và được các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) hưởng ứng sôi nổi, tạo được hiệu ứng truyền thông, sức lan toả mạnh mẽ, phát huy được sức mạnh tổng hợp và thể hiện sự quan tâm chăm lo tạo môi trường làm việc an toàn cho NLĐ, bên cạnh đó kịp thời động viên, hỗ trợ, tôn vinh NLĐ.

anh.jpeg
Tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động trong lễ phát động Tháng ATVSLĐ năm 2023.

Với chủ đề: “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”, Tháng hành động được tổ chức với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, phong phú như: Thanh tra, kiểm tra, rà soát, phát hiện và khắc phục những nguy cơ mất an toàn; xây dựng kế hoạch phòng ngừa nguy cơ mất an toàn lao động ngay tại các DN, công trình, phân xưởng, tổ đội sản xuất; tăng cường các hoạt động truyền thông, tư vấn, hỗ trợ DN, huấn luyện ATVSLĐ, tổ chức các hoạt động nhằm giảm căng thẳng tại nơi làm việc, chăm sóc, nâng cao sức khỏe NLĐ, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo thông tin từ Bộ LĐTB&XH trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ LĐTB&XH đã tổ chức thanh tra, kiểm tra trọng điểm về công tác thi hành pháp luật ATVSLĐ đối với 33 đơn vị, trong đó xử lý vi phạm hành chính 4 đơn vị, với số tiền là 518 triệu đồng.

Cả nước đã triển khai khoảng 27.000 cuộc thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra, trong đó, có gần 5.000 DN được cơ quan chức năng thanh, kiểm tra. Các cuộc thanh tra, kiểm tra tập trung tại các lĩnh vực có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Bên cạnh đó, gần 23.000 cuộc tự kiểm tra và có hơn 65.000 nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ được phát hiện…

Theo báo cáo của Bộ Y tế, các đơn vị y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho gần 779.000 NLĐ; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại 3.665 đơn vị; tiến hành đo kiểm môi trường lao động cho 2.421 đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD).

Các đơn vị quốc phòng đã tổ chức hơn 400 lượt thanh tra, kiểm tra, 236 lần kiểm tra môi trường làm việc, đo đạc, kiểm tra được 9.324 mẫu môi trường lao động; tổ chức 1.204 lớp huấn luyện cho 118.827 người; tổ chức thăm và tặng quà cho gần 500 gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng tổ chức 401 lớp tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ, phòng chống đuối nước, với gần 110.000 người tham dự, khám sức khoẻ định kỳ cho hơn 55.000 cán bộ, chiến sỹ; thực hiện 72 mẫu quan trắc môi trường lao động, 100% các mẫu đạt yêu cầu.

Đồng thời, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, DN trực thuộc lực lượng Công an xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động; tự kiểm tra, rà soát các nguy cơ rủi ro mất ATVSLĐ, tham gia 30 đoàn kiểm tra liên ngành và tự tổ chức kiểm tra 785 cuộc kiểm tra, tự kiểm tra trong ngành công tác ATVSLĐ qua đó kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn gây mất ATVSLĐ, thực hiện các biện pháp khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ cán bộ chiến sĩ và các đối tượng trong các cơ sở giam giữ do Bộ Công an quản lý; tổ chức 1.149 cuộc diễn tập phương án chữa cháy; Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.

Bộ Công thương cũng chỉ đạo Sở Công thương, các tập đoàn, tổng công ty, DN và các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của DN; tổ chức 3.581 cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành và từng ngành tại 664 đơn vị, qua đó phát hiện có 69 cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; tổ chức 753 cuộc kiểm tra về ATVSLĐ, rà soát phát hiện các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; kiểm tra hiện trạng công nghệ, kỹ thuật an toàn, điều kiện lao động đặc biệt ở các đơn vị có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; quan trắc môi trường lao động cho 1.187 cơ sở; tổ chức 1.088 lớp tập huấn, huấn luyện cho 96.024 lượt người;

Các báo, tạp chí ngành Công thương đã đăng tải 1.892 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về ATVSLĐ. Bộ Công thương cũng phát động, triển khai 708 chiến dịch, phong trào thi đua về ATVSLĐ với 129.044 người tham gia; tổ chức 54 cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATVSLĐ với 19.576 người tham gia; Thăm và tặng quà 1.649 nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động.

Bộ Xây dựng cũng tổ chức Lễ hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ ngành xây dựng năm 2023 tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 Hà Tĩnh, để tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATVSLĐ sâu rộng, trực tiếp đến các chủ thể tham gia thi công xây dựng và NLĐ, đồng thời tặng 100 suất quà cho các tổ chức, cá nhân ngay tại Lễ phát động để kịp thời động viên các nhà thầy thi công xây dựng và người lao động có thành tích về công tác ATVSLĐ.

Bộ Xây dựng tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý ATVSLĐ trong kiểm tra, nghiệm thu công trình đối với các chủ thể tham gia thi công xây dựng tại gần 30 công trình ở 10 địa phương và các địa phương đã tổ chức gần 200 cuộc thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Hội Nông dân các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động; phát hành hàng ngàn tờ rơi, áp phích tuyên truyền tận gia đình hội viên nông dân; hơn 5.650 cuộc tuyên truyền tập huấn về ATVSLĐ với chuyên đề an toàn điện, an toàn máy và an toàn trong sử dụng hoá chất trong nông nghiệp.

Trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023, các cấp công đoàn cũng đã tổ chức phát động các phong trào thi đua về ATVSLĐ với hơn 1,3 triệu người, trong đó có 89.755 sáng kiến cải thiện điều kiện lao động nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Công đoàn cấp trên cơ sở đã tổ chức giám sát, tham gia, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra công tác ATVSLĐ tại 3.660 doanh nghiệp với 2.452 vi phạm được phát hiện. Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tự kiểm tra ATVSLĐ với 20.105 cuộc.

Qua công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát về
ATVSLĐ, các cấp công đoàn đã phát hiện, yêu cầu khắc phục 9.379 vi phạm và nguy cơ mất ATVSLĐ, trên 9.881 nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn được rà soát, bổ sung.

Từ các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023, nhận thức của các cấp, các ngành, DN về ATVSLĐ đã có sự chuyển biến rõ rệt, tích cực. Một số địa phương không để xảy ra tai nạn lao động nặng hoặc tai nạn lao động chết người trong quý II năm 2023 như: Bình Thuận, Bạc Liêu, Đắk Nông, Hà Giang, Lai Châu….

Một số địa phương giảm mạnh tỷ lệ tai nạn lao động so với cùng kỳ năm trước như: Thừa Thiên huế (giảm 60%), Cần Thơ (giảm 36%), TP.HCM (giảm 30%).

11(1).jpg


Bà Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB&XH) phát biểu tại cuộc họp.

Bà Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB&XH) đánh giá các hoạt động của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 được tổ chức đảm bảo phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, chuyển đổi linh hoạt; tăng cường các hoạt động truyền thông, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đã góp phần phục hồi sản xuất, thị trường lao động.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ cũng đã thảo luận về kế hoạch tổ chức tháng hành động năm 2024. Theo đó, các thành viên ban chỉ đạo dự kiến lựa chọn chủ đề một trong các nội dung: Đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc; giảm căng thẳng tại nơi làm việc; phòng ngừa tai nạn, rơi ngã; ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tai nạn lao động... để làm chủ đề cho tháng hành động năm 2024.

Dự kiến Lễ phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 26/4/2024. Bộ LĐTB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp chọn địa điểm cụ thể./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Tổng kết tháng hành động về ATVSLĐ 2023 và triển khai kế hoạch 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO