TP. Hồ Chí Minh đẩy nhanh thi công công trình phòng chống thiên tai năm 2021

PV| 28/10/2021 16:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Trước những diễn biến ngày càng khó lường của thời tiết, TP. Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh quy hoạch, thi công và tăng cường đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai. Thành phố cũng đã ban hành quyết định triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng năm 2021, thành phố xảy ra 6 đợt mưa dông, lốc xoáy; 1 đợt triều cường với đỉnh triều vượt mức báo động 3; 5 vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Hậu quả, làm tốc mái, hư hỏng 31 căn nhà; thiệt hại 25ha hoa màu; đổ 282 cây xanh; sạt lở 67m kè…

Rất nhiều khu vực của Thành phố đang nằm trong tình trạng cấp bách do mưa nhiều, sạt lở như khu vực hai bờ rạch Giồng Ông Tố (đoạn tiếp giáp phường An Phú và Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức), khu vực trũng như đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Trần Xuân Soạn (Quận 7), Phú Định (Quận 8), Thảo Điền (thành phố Thủ Đức)…, cũng xảy ra tình trạng ngập do triều cường dâng cao.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, UBND thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, UBND thành phố Thủ Đức, UBND các quận, huyện và các chủ đầu tư kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai để chống ngập úng, sạt lở, bảo vệ an toàn khu dân cư.

TP. Hồ Chí Minh đẩy nhanh thi công công trình phòng chống thiên tai  - Ảnh 1.

Dự án giải quyết ngập do nhiều khu vực TP.Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) đang được triển khai.

Cụ thể, UBND thành phố đã phê duyệt đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2025. Trước mắt, từ nay đến năm 2025, hoàn thiện Quy hoạch 752 (tổng thể thoát nước) với 16 dự án và Quy hoạch 1547 (thủy lợi chống ngập úng) với gần 29 dự án, cộng thêm 70 dự án cải thiện hệ thống thoát nước, 7 hồ điều tiết…  với tổng nhu cầu vốn hơn 107.000 tỷ đồng.

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cũng đã thi công trở lại các công trình chống sạt lở như xây dựng kè chống sạt lở bờ tả Rạch Giồng - sông Kinh Lộ và bán đảo Thanh Đa - đoạn 2, đoạn 3, đoạn 4. Trong đó, phấn đấu hoàn thành công trình kè chống sạt lở sông Sài Gòn, bờ trái, hạ lưu cách cầu Sài Gòn 500m vào cuối năm 2021.

Sở NN&PTNT kiến nghị UBND thành phố đầu tư 12 dự án thủy lợi tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và Quận 12, giai đoạn 2021-2025, với tổng vốn khoảng 4.500 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, góp phần đồng bộ hệ thống thủy lợi và chống ngập. Đáng kể nhất là dự án đầu tư 10.000 tỷ đồng để giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Khi hoàn thành sẽ kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân.

Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đã ban hành quyết định triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu giảm 50% thiệt hại do thiên tai gây ra, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, sạt lở bờ sông, ngập lụt. Phấn đấu 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bảo đảm các yêu cầu theo phương châm "4 tại chỗ" và "3 sẵn sàng"; 90% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng, chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát; nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai, rủi ro thiên tai - Phó Chủ tịch thành phố cho biết thêm.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến hết năm 2021, thành phố tiếp tục chủ động triển khai việc ứng phó thiên tai; đẩy nhanh tiến độ các công trình, đê điều, thủy lợi; gia cố cấp bách các công trình phòng, chống thiên tai xung yếu cho các địa phương.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
TP. Hồ Chí Minh đẩy nhanh thi công công trình phòng chống thiên tai năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO