Truyền thông

Trang bị hiểu biết về truyền thông: Tham khảo từ Phần Lan

ThS. Nguyễn Thị Hồng Chi, Giảng viên Khoa Truyền thông, Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh 07/10/2024 11:00

Ở Phần Lan, việc giáo dục về thông hiểu thông tin về phương tiện truyền thông đã trở thành một phần của việc dạy và học trong nhiều thập kỷ.

Tóm tắt:
- Giáo dục hiểu biết truyền thông ở Phần Lan: Đã là một phần quan trọng trong dạy và học trong nhiều thập kỷ. Mục tiêu là giúp học sinh đánh giá, thẩm định thông tin truyền thông và tự bảo vệ khỏi tác hại.
- Phần Lan khởi xướng sách giáo khoa dạy trẻ 15 tuổi nhận biết mối đe dọa từ tin tức giả và thông tin sai lệch, được phát hành vào tháng 8 năm 2024.
- Giáo dục truyền thông ở Phần Lan được tích hợp vào mọi cấp học, từ mầm non đến trung học, với mục tiêu phát triển kỹ năng sử dụng và sản xuất nội dung truyền thông an toàn và sáng tạo.
- Phần Lan có một chính sách quốc gia về giáo dục truyền thông, được Viện Nghe nhìn Quốc gia thực hiện.
- Giáo dục truyền thông ở Phần Lan đã tiến hóa theo thời gian, từ radio và báo chí đến mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI).
- Các quốc gia như Việt Nam cần học hỏi từ Phần Lan để phát triển kỹ năng hiểu biết truyền thông cho thế hệ trẻ, nhằm đảm bảo tương tác an toàn và hiệu quả trong thế giới kỹ thuật số.

Các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục của Phần Lan luôn nỗ lực để đảm bảo rằng học sinh có thể đánh giá và thẩm định các thông điệp truyền thông, tự bảo vệ mình khỏi tác hại và thể hiện các nguyên tắc đạo đức để tạo ra nội dung của riêng mình cũng như xây dựng thế hệ công dân tiếp nối có đầy đủ hiểu biết về truyền thông.

phan-lan-1.png

Sáng kiến đầu tiên trên thế giới

Phần Lan khởi xướng một tài liệu sách giáo khoa mới để dạy trẻ em 15 tuổi nhận biết các mối đe dọa lai ghép và tin tức giả.

Mối lo ngại về lượng tin tức giả, ảnh hưởng thông tin và các mối đe dọa cắt ghép hình ảnh ngày càng tăng đang khiến Phần Lan phải tăng cường giáo dục về hiểu biết truyền thông.

Sách “ABC về hiểu biết truyền thông” mới được phân phối cho mọi trẻ em 15 tuổi. Tất cả học sinh bắt đầu năm học trung học phổ thông vào tháng 8 năm 2024 này tại Phần Lan sẽ nhận được một cuốn sách nhập môn tập trung vào việc dạy hiểu biết truyền thông. Cuốn sách là tập hợp các khái niệm chính về hiểu biết truyền thông, ảnh hưởng của việc cắt ghép hình ảnh, tin tức giả và thông tin báo chí đáng tin cậy hoặc sai lệch.

Cuốn sách nhập môn dành cho trẻ em 15 tuổi này nhằm mục đích nhấn mạnh vai trò quan trọng của hiểu biết truyền thông, thông tin dựa trên sự kiện, dữ liệu và phương tiện truyền thông, các công cụ xác thực thông tin đáng tin cậy trong việc hỗ trợ nền dân chủ và hòa bình xã hội.

News Media Finland (NMF), tổ chức công nghiệp dành cho các nhà xuất bản báo và các phương tiện truyền thông tư nhân khác, đang phân phối sách giáo khoa về kiến thức truyền thông cho tất cả học sinh bắt đầu năm học trung học phổ thông vào tháng 8 năm 2024, trong sáng kiến được cho là sáng kiến đầu tiên trên thế giới ở quy mô này.

"Sách ABC về kiến thức truyền thông" giới thiệu các lĩnh vực và khái niệm chính về kiến thức truyền thông thông qua các chữ cái trong bảng chữ cái Alphabet. Nó bao gồm mọi thứ từ thuật toán và bot đến cơ quan giám sát, tạp chí, sách sẽ cung cấp từ A đến Z về bối cảnh truyền thông và cách điều hướng tốt nhất.

Phần Lan tiếp tục dẫn đầu trong các hoạt động giáo dục tiến bộ và tin rằng việc học và củng cố kiến thức truyền thông là rất quan trọng để bảo vệ nền dân chủ, phúc lợi xã hội và sự cân bằng trong thời đại ảnh hưởng hỗn hợp và thông tin sai lệch ngày càng gia tăng.

Sáng kiến này của NMF hỗ trợ kiến thức truyền thông của Phần Lan, đây là kỹ năng đọc hiểu quan trọng thứ hai sau kỹ năng đọc cơ bản.

Trẻ em và thanh thiếu niên, nói riêng, gặp phải thông tin sai lệch và ảnh hưởng của thông tin trên các nền tảng truyền thông xã hội. Trong những năm gần đây, các gã khổng lồ truyền thông xã hội toàn cầu cũng đã giảm đáng kể khả năng hiển thị của tin tức báo chí trên nền tảng của họ. Tài liệu hướng dẫn này được thiết kế để hỗ trợ giáo viên hướng dẫn những người trẻ tuổi hiểu được các đặc điểm của thế giới truyền thông đang thay đổi và nhận ra những điểm nguy hiểm.

phan-lan-3.png

Tích hợp kiến thức truyền thông qua giảng dạy trong thực tế nhìn từ Phần Lan

Ở Phần Lan, một số lượng lớn các bên liên quan khác nhau cùng làm việc để thúc đẩy hiểu biết về phương tiện truyền thông, với các quan điểm khác nhau, nhưng có một mục tiêu chung. Nước Bắc Âu này có một chính sách quốc gia về hiểu biết về phương tiện truyền thông và giáo dục truyền thông, mà Viện Nghe nhìn Quốc gia chịu trách nhiệm thực hiện.

Giáo dục truyền thông có mặt trong toàn bộ chương trình giáo dục của Phần Lan. Ngay trong giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ, giáo dục truyền thông được tiếp cận thông qua thử nghiệm và trò chơi tò mò. Trẻ em được làm quen với phương tiện truyền thông, thiết bị và nội dung hàng ngày với sự hướng dẫn an toàn của đội ngũ nhà giáo dục chuyên nghiệp. Trẻ em đồng cảm với các câu chuyện và xử lý bằng cách thể hiện quan điểm của mình một cách sáng tạo.

Ở cấp mầm non, trẻ em đóng vai trò tích cực hơn với tư cách là người sử dụng và sản xuất phương tiện truyền thông thông qua các mô hình, các trò chơi bao gồm thực tế và thông qua các ứng dụng trò chơi. Đồng thời, các em bắt đầu học cách hiểu và phân biệt thế nào là hư cấu và thế nào là sự thật.

Lên bậc tiểu học, trẻ em được xem xét và phân tích các câu chuyện, và học cách sử dụng phương tiện truyền thông một cách an toàn. Học sinh các lớp tiểu học cũng tạo ra những câu chuyện với sự trợ giúp của các thiết bị truyền thông, sử dụng sự sáng tạo và trí tưởng tượng, làm độc lập, hoặc làm theo nhóm. Ở các lớp cao hơn, học sinh đưa ra ý tưởng, đưa ra sáng kiến và thử nghiệm với phương tiện truyền thông dưới sự hướng dẫn và giám sát của các giáo viên phụ trách.

Đối với học sinh trung học, kiến thức về phương tiện truyền thông được dạy thông qua việc tạo nội dung dựa trên ý tưởng và sáng kiến của riêng mình. Học sinh cũng phát triển các kỹ năng của mình về phương pháp tường thuật và kỹ năng kỹ thuật. Các em học sinh trung học có cơ hội tạo ra nội dung phương tiện truyền thông nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến người khác.

Học sinh học cách đánh giá độ tin cậy của nội dung phương tiện truyền thông xã hội như một nguồn thông tin, và các tác động khác nhau mà phương tiện truyền thông có thể có đối với cá nhân, nhóm và xã hội được xem xét một cách nghiêm túc. Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cũng được đặc biệt chú trọng giảng dạy đến tất cả các học sinh cấp trung học.

Các cơ quan giáo dục, các nhà giáo ở Phần Lan đặc biệt chú trọng đến xu hướng thay đổi và có những cải tiến tức thì để theo kịp xu hướng chung, nhất là sự phát triển vượt bậc của chính phương tiện truyền thông.

Trong những thập kỷ đầu, từ những năm 1950 trở đi, trọng tâm là phương tiện truyền thông đại chúng, chủ yếu thông qua radio và báo chí.

Đến những năm 1980 và 1990, máy tính cá nhân đã thâm nhập vào các hộ gia đình và các cơ sở giáo dục; và sang thế kỷ 21, sự chú ý đặc biệt tập trung vào phương tiện truyền thông xã hội, thiết bị di động và trò chơi kỹ thuật số, cùng với tác động xã hội và cá nhân của mỗi công dân.

Ngày nay, giống như nhiều quốc gia phát triển khác, lĩnh vực quan tâm mới nhất là sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, với “kiến thức về AI” nhanh chóng trở thành một kỹ năng ngày càng quan trọng. Nguyên nhân là AI đang thâm nhập vào cuộc sống và tác động, thậm chí “nhấn chìm” và len lỏi trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội.

Việc khai thác các khả năng của công nghệ mới này và việc sử dụng có kiểm soát ngày càng trở nên quan trọng.

phan-lan-2.png

Năm 2023, Phần Lan một lần nữa được xếp hạng cao nhất trong Chỉ số kiến thức truyền thông so sánh 47 quốc gia châu Âu và OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế châu Âu). Chỉ số này đánh giá khả năng chống lại tin tức giả mạo bằng cách sử dụng quyền tự do truyền thông trong khuôn khổ, giáo dục và lòng tin vào con người. Phần Lan đứng đầu về Chỉ số hiểu biết truyền thông kể từ khi chỉ số này được công bố lần đầu vào năm 2017.

Trong đại dương thông tin và tin tức mà chúng ta đang tiếp cận tràn ngập hàng ngày, việc kiểm tra nội dung một cách phê phán trở nên khó khăn hơn: tư duy phản biện và hiểu biết về phương tiện truyền thông là rất quan trọng. Trên thực tế, việc phát triển các kỹ năng hiểu biết về phương tiện truyền thông có tầm quan trọng then chốt ngay cả đối với những người được coi là “những chuyên gia kỹ thuật số”.

Thế hệ của chúng ta và hầu hết người dùng Internet hiện tại không được “giáo dục kỹ thuật số” đúng nghĩa và đầy đủ.

Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cũng rất cần có sự quan tâm nhiều hơn trong kỹ năng phù hợp để tương tác và sống trong việc lấp đầy và giải quyết những thiếu hụt ở mảng kỹ năng thông hiểu thông tin cho thế hệ trẻ. Từ việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội đến việc điều hướng đơn giản trên Internet.

Bài học từ Phần Lan và cách làm của họ có thể xem là một ví dụ điển hình trong việc nỗ lực hết mình để cung cấp cho mọi công dân hôm nay các

1. Buckingham, D. (2000). After the Death of Childhood. Growing up in the Age of Electronic. Media. Cambridge: Polity Press
2. Burn, A. & Durran, J. (2007). Media Literacy in Schools. Practice, Production and Progresion.
London: Paul Chapman Publishing.
3. Lundvall, A. (Ed.). (2009). Finnish media education policies. Approaches in culture and education. Helsinki, Finland: Helsinki, Finnish Society on Media Education.
4. Ministry of Education and Culture. 2013b. Mediakasvatus kuntien varhaiskasvatuksessa
[Media Education in Municipal Early Childhood Education]. Helsinki: Ministry of Education and Culture.
5. Open society institute. 2018. Common sense wanted. Resilience to ‘post-truth’ and its predictors in the new media literacy index 2018.

(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 9 tháng 9/2024)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Trang bị hiểu biết về truyền thông: Tham khảo từ Phần Lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO