Diễn đàn

Triển khai Nghị định mới về đầu tư ứng dụng CNTT theo tinh thần "cầm tay chỉ việc"

Hoàng Linh 15/08/2024 16:54

Tại Hội nghị triển khai Nghị định số 82/2024/NĐ-CP, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long chỉ đạo Cục Chuyển đổi (CĐS) Quốc gia phải giải đáp ngay thắc mắc của đơn vị, địa phương để việc triển khai Nghị định này được xuyên suốt như tinh thần CĐS phải thông suốt.

Kịp thời ban hành thể chế thúc đẩy đầu tư cho ứng dụng CNTT sử dụng NSNN

Ngày 10/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) (gọi tắt là Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP). Nghị định 82/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (10/7/2024).

Theo Bộ TT&TT, việc đầu tiên, cần thiết làm ngay sau khi chính sách mới được ban hành là cần phải phổ biến cho các đối tượng liên quan biết, hiểu rồi áp dụng. Trên tinh thần đó, ngày 15/8/2024, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 82/NĐ-CP.

Hội nghị có sự tham dự của các cán bộ chuyên trách CNTT các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các đơn vị của Bộ TT&TT, đại diện các Sở TT&TT và một số Sở, ban, ngành, quận, huyện liên quan với mục tiêu vừa là để truyền đạt về những quy định mới, thay đổi, bổ sung về quản lý, đầu tư CNTT, chuyển đổi số (CĐS), vừa là toạ đàm, trao đổi, hỏi đáp để các đơn vị nêu vấn đề, câu hỏi.

thu-truong-pdl.jpg
Thứ trưởng Phạm Đức Long: Nghị định 82/2024/NĐ-CP cần được triển khai như tinh thần CĐS thì phải thông suốt.

Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết việc xây dựng Nghị định số 82/2024/NĐ-CP là một công việc đòi hỏi công sức lớn của các đơn vị tham gia xây dựng vì đây là một nghị định khó. Trong quá trình xây dựng đã có nhiều ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương đóng góp.

Theo Thứ trưởng, đầu tư cho ứng dụng CNTT sử dụng NSNN hiện nay đang có sự tăng trưởng đột biến. Do vậy, Nghị định số 82/2024/NĐ-CP đã được sửa đổi ban hành kịp thời, được kỳ vọng thúc đẩy đầu tư cho ứng dụng CNTT sử dụng NSNN.

Theo đó, Thứ trưởng yêu cầu Cục CĐS Quốc gia - Bộ TT&TT phổ biến những điểm mới để các cơ quan chuyên trách CNTT các Bộ, ngành, Sở TT&TT trên cả nước nắm rõ để từ đó trao đổi những điểm còn vướng mắc để triển khai Nghị định 82/2024/NĐ-CP đi vào thực tiễn. “Cục CĐS Quốc gia phải cầm tay chỉ việc cho các cơ quan chuyên trách CNTT Bộ ngành, địa phương khi cần thiết trong triển khai Nghị định 82/2024/NĐ-CP”.

Những điểm mới của Nghị định 82/2024/NĐ-CP

Tại Hội nghị, bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục CĐS Quốc gia cho biết pháp lý cao nhất quản lý đầu tư ứng dụng CNTT là Luật CNTT năm 2006, đã dành 1 mục và 4 điều để quy định về đầu tư CNTT, trong đó Luật đã giao cho Chính phủ ban hành quy chế quản lý về đầu tư CNTT sử dụng vốn có nguồn gốc từ NSNN.

_l6a3840.jpg
Bà Trần Thị Quốc Hiền giới thiệu Nghị định 82/2024/NĐ-CP và trao đổi các câu hỏi của các cơ quan chuyên trách CNTT các Bộ, ngành, các Sở TT&TT.

Thực hiện quy định của Luật giao, Chính phủ cũng đã lần đầu tiên ban hành Nghị định quy định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn NSNN là Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009. Cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước CQNN. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng trong xây dựng thể chế, là bước đột phá cho đầu tư ứng dụng CNTT với sự ra đời của chính sách thuê dịch vụ CNTT.

“Thuê dịch vụ cũng đã mở ra thêm cho chúng ta một lối đi, một cách thức để thực hiện mới cho hoạt động đầu tư CNTT sử dụng NSNN. Kể từ đó ngoài việc mua đứt bán đoạn các sản phẩm CNTT, các CQNN lại có thêm hình thức nữa là thuê dịch vụ CNTT”, bà Trần Thị Quốc Hiền cho biết.

Năm 2019, sau 10 năm áp dụng Nghị định số 102/2009/NĐ-CP và Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP được xây dựng, ban hành và áp dụng từ 1/1/2020. Đến năm 2024, Nghị định số 82/2024/NĐ-CP được ban hành, sửa đổi, bổ sung Nghị định 73/2019/NĐ-CP.

Nghị định 82/2024/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung với những nội dung chính: (1) Sửa đổi, bổ sung những quy định chung; (2) Sửa đổi, bổ sung quy định về dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển và kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn NSNN; (3) Sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động thuê dịch vụ CNTT.

Bà Trần Thị Quốc Hiền cho biết, Nghị định số 82/2024/NĐ-CP đáp ứng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho CQNN từ Trung ương đến địa phương về đầu tư ứng dụng CNTT; đáp ứng yêu cầu đồng bộ và không mâu thuẫn với các luật, nghị định, nghị quyết có liên quan như Luật Giao dịch điện tử 2023…

Cụ thể, Nghị định 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung những quy định chung tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, gồm 6 điểm: (1) Quản lý phần mềm phổ biến; (2) Quy định về trang thiết bị CNTT; (3) Sửa đổi bỏ quy định công khai về giá đối với phần mềm thương mại, dịch vụ CNTT sẵn có trên thị trường; (4) Quản lý dự án hỗn hợp, dự án nhiều thành phần; (5) Quy trình thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ CNTT; (6) Quy định về phê duyệt cấp độ an toàn thông tin.

Nghị định 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung những quy định đối với dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên nguồn vốn NSNN tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, gồm: (1) Quy định về phương án thiết kế; (2) Quy định về xác định dự toán đối với phần mềm được phát triển trên các phần mềm thương mai, nguồn mở, AI...; (3) Quy định về thẩm tra BCNCKT/BCKT-KT; (4) Quy định về yêu cầu đối với thiết kế chi tiết; (5) Cập nhật thuật ngữ theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023; (6) Quy định về quản trị, vận hành và bảo trì sản phẩm của dự án.

Nghị định 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung những quy định về hoạt động thuê dịch vụ CNTT tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, gồm: (1) Quy định thuyết minh lựa chọn hình thức thuê dịch vụ CNTT; (2) Điều chỉnh thời gian thuê, điều chỉnh kế hoạch thuê.

Tại Hội nghị, Cục CĐS Quốc gia đã trao đổi những vấn đề mới, tình huống các bộ ngành địa phương đang vướng mắc như về công bố phần mềm phổ biến và nếu chưa công bố thì thực hiện như thế nào.

Theo Cục CĐS Quốc gia, Nghị định 82/2024/NĐ-CP đã lường được việc này và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3, theo đó, khi nào công bố thì mới áp dụng quy định này. Chưa công bố phần mềm phổ biến thì chưa áp dụng quy định này.

Cũng theo Cục CĐS Quốc gia, để thúc đẩy quy định mới nhanh chóng đi vào thực tiễn, ngày 17/6/2024, Bộ TT&TT đã ban hành văn bản số 2369 gửi các Bộ, cơ quan Trung ương về xây dựng và công bố danh mục các phần mềm phổ biến. Hiện nay, Bộ TT&TT đang tiếp tục đôn đốc công bố phần mềm phổ biến.

Đối với phần mềm phổ biến quốc gia sẽ được Bộ TT&TT dự kiến công bố trong Quý 3 năm 2024 gồm: Cổng TTĐT quản lý văn bản điều hành, hệ thống thông tin nguồn, dịch vụ công trực tuyến quản lý tài liệu, hệ thống thông tin báo cáo, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu các Bộ, tỉnh, hệ thống học trực tuyến và hiện có thể được cập nhật thêm.

Đối với vấn đề nếu doanh nghiệp CNTT chưa, không công bố giá phần mềm phổ biến, Cục CĐS quốc gia cho biết việc quy định về trách nhiệm doanh nghiệp (DN) phải công bố thông tin về phần mềm và giá cung cấp sẽ không làm ảnh hưởng đến quy trình đầu tư mua sắm, thuê dịch vụ CNTT đối với phần mềm phổ biến.

“Các đơn vị lưu ý việc này bởi đây chỉ là 1 kênh tham khảo về giá cũng như xác định được mức đố sẵn sàng của DN trên thị trường cung cấp các dịch vụ phần mềm phổ biến sẵn có”.

Ban hành thêm 2 thông tư để thực hiện Nghị định 82/2024/NĐ-CP

Qua lắng nghe các trao đổi của các đại biểu tham dự Hội nghị và Cục CĐS Quốc gia, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết đây là vấn đề khó bởi chỉ khi sửa Luật CNTT thì mới tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng hơn.

taon-canh-hoi-nghi-15082024.jpg
Toàn cảnh Hội nghị.

Theo Thứ trưởng, Hội nghị được tổ chức với tinh thần cầu thị để “gỡ khó” cho các đơn vị. Căn cứ vào Nghị định 82/2024/NĐ-CP, Bộ TT&TT sẽ ban hành 2 thông tư để thực hiện Nghị định.

Theo đó, các cơ quan chuyên trách CNTT, các Sở TT&TT xem xét đề xuất bổ sung nội dung phù hợp, Bộ TT&TT sẽ lắng nghe, giải quyết và hỗ trợ cho các Bộ ngành, địa phương về hành lang pháp lý thuận lợi để thực hiện.

Thứ trưởng đề nghị các cơ quan chuyên trách CNTT các Bộ, ngành, Sở TT&TT tiếp tục có ý kiến về những vấn đề còn băn khoăn, chưa rõ gửi về Cục CĐS Quốc gia để tổng hợp và Thứ trưởng sẽ phê duyệt nội dung trả lời các ý kiến. Các địa phương có câu hỏi sẽ được trả lời, giải quyết thấu đáo nhưng không vượt quá khuôn khổ các quy định pháp luật”, Thứ trưởng Phạm Đức Long chỉ đạo.

"Các vướng mắc của các cơ quan chuyên trách CNTT các Bộ, ngành, Sở TT&TT, Cục CĐS Quốc gia phải trao đổi ngay để việc triển khai Nghị định 82/2024/NĐ-CP được xuyên suốt như tinh thần CĐS thì phải thông suốt".

Theo Cục CĐS Quốc gia, để đi sâu sát hơn, sau hội nghị hôm nay, Cục sẽ tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 82/2024/NĐ tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam để nhiều đối tượng trên địa bàn các tỉnh làm công tác quản lý đầu tư, tài chính được tham dự.

Đồng thời, Cục CĐS Quốc gia cũng sẽ sắp xếp làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp đến từng đơn vị, địa phương nếu cần./.

Bài liên quan
  • Ban hành Nghị định mới "gỡ khó" cho đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước
    Đây là văn bản đầu tiên thể chế hóa một cách mạnh mẽ hoạt động đầu tư, mua sắm các phần mềm phổ biến được nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có nhu cầu đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) giống nhau về chức năng, tính năng kỹ thuật cơ bản trên phạm vi toàn quốc hoặc trong phạm vi ngành, chuyên ngành, lĩnh vực.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Triển khai Nghị định mới về đầu tư ứng dụng CNTT theo tinh thần "cầm tay chỉ việc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO