Triển khai robot giao hàng tại 4 thành phố Mỹ: bài học thực tiễn

Ngọc Diệp| 22/09/2022 16:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Các dự án thí điểm cho thấy việc giao hàng tự động có thể được triển khai an toàn và thành công trong môi trường được kiểm soát, nhưng vẫn cần những cải tiến công nghệ hơn nữa để có thể áp dụng rộng rãi tại các thành phố trên khắp nước Mỹ.

Do nhu cầu giao hàng tăng lên trong thời kỳ đại dịch, robot giao hàng trên vỉa hè đã và đang được triển khai với số lượng lớn hơn trong vài năm qua. Mặc dù rất quan tâm tới các công nghệ này, các quan chức thành phố gặp không ít khó khăn trong việc ban hành các quy định và giải quyết các mối quan tâm của cộng đồng.

Các triển khai thí điểm với robot giao hàng có tên Kiwibot đã cho phép 4 thành phố tại Mỹ là Detroit, Miami-Dade, Pittsburgh và San Jose tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của công nghệ giao hàng tự động trong thế giới thực, giúp người dân có cơ hội đóng góp ý kiến về robot và các quy định của thành phố.

Dự án thí điểm được triển khai vào năm ngoái với sự hỗ trợ của tổ chức Knight Foundation và được điều phối bởi Trung tâm Urbanism Next, Đại học Oregon. Không có sự cố nào xảy ra cho người đi bộ được báo cáo trong hơn 3.000 chuyến đi đã hoàn thành trong quá trình thí điểm. Kết quả cho thấy công nghệ này hoạt động tốt trong các môi trường được kiểm soát như khuôn viên trường đại học và có nhiều cơ hội để mở rộng, tuy nhiên, việc sử dụng cũng còn hạn chế do những thách thức về kỹ thuật và môi trường như chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị.

Lilian Coral, Giám đốc Chiến lược và đổi mới công nghệ quốc gia của Knight Foundation cho biết: "Công nghệ tự hành mang lại cơ hội to lớn cho sự phát triển, nhưng để phát huy hết tiềm năng của nó, chúng ta phải tăng cường thử nghiệm và theo đuổi các chiến lược có chủ đích để giải quyết nhu cầu thực tế của cộng đồng".

Mặc dù mỗi thí điểm có những điểm khác nhau, nhưng đều hướng tới 3 mục tiêu chung: tìm hiểu về công nghệ, giáo dục người dân và hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để tinh chỉnh việc giao hàng bằng robot.

San Jose: thử nghiệm công nghệ để đảm bảo hiệu quả

San Jose là cộng đồng duy nhất mà robot Kiwibot đã được đưa vào vận hành (trong khoảng 6 tháng vào năm 2020) trước khi bắt đầu thí điểm vào tháng 6/2021. Do đó, các tuyến đường tại các khu vực trung tâm thành phố San Jose đã được lập bản đồ. Kiwi, công ty chế tạo Kiwibot, đã hợp tác với một doanh nghiệp địa phương - Paper Moon Cafe - để giao đồ ăn bằng cách sử dụng robot.

Các robot di chuyển với tốc độ tối đa 4 dặm/giờ và sử dụng các cảm biến để phát hiện chướng ngại vật, người và đèn giao thông khi chúng điều hướng trên vỉa hè. Kiwibot cũng được trang bị loa và camera để giao tiếp với những người nhận hàng.

Quán cà phê này là trường hợp thí điểm đầu tiên, sau đó được mở rộng thêm 3 trường hợp khác (một trang trại, một trung tâm cộng đồng và một trung tâm mua sắm địa phương) trước khi quá trình thử nghiệm kết thúc vào tháng 12/2021.

Chia sẻ về dự án, Sarah Abroff, Trưởng nhóm dự án đặc biệt của San Jose, nói với Cities Today rằng công nghệ robot giao hàng "vẫn còn trong giai đoạn đầu và còn nhiều việc cần phải giải quyết".

Theo Sarah Abroff, các cuộc phỏng vấn và khảo sát với các thành viên cộng đồng, cho thấy phần lớn người dân sẵn sàng sử dụng robot giao hàng trên vỉa hè. Tuy nhiên, cũng có một số người bày tỏ sự hoài nghi liên quan đến việc sợ mất việc cũng như bị giám sát.

Mặc dù thành phố hiện chưa có kế hoạch gia hạn hoặc khởi động các dự án thí điểm mới, nhưng họ cho biết vẫn sẵn sàng hợp tác với Kiwibot hoặc các công ty giao hàng robot khác trong các dự án trong tương lai.

Abroff cho biết thêm: "Còn một chặng đường dài để phát triển robot giao hàng và còn nhiều điều cần khám phá - chúng tôi sẵn sàng tiếp tục thử nghiệm công nghệ này trong tương lai".

Pittsburgh: thử nghiệm để ứng dụng phù hợp

Bắt đầu triển khai từ cuối tháng 6/2021, chương trình thí điểm tại Pittsburgh bao gồm 3 dịch vụ giao hàng cho người dân địa phương: bữa ăn được chuẩn bị sẵn từ xe tải thực phẩm; vật dụng cá nhân và đồ gia dụng từ hiệu thuốc (không bao gồm thuốc kê đơn hoặc thuốc mua tự do); và sách dành cho trẻ em từ Thư viện Carnegie của Pittsburgh.

Trong các điều kiện khó khăn về mặt đường, tuyết và các điều kiện ánh sáng yếu, thành phố báo cáo rằng cuộc thử nghiệm thực sự "khá thách thức".

"Phát hiện chính của chúng tôi đối với robot là chúng có thể hoạt động tốt hơn trong một môi trường đông đúc hơn những gì Pittsburgh cung cấp", Chase Klingensmith, nhà phân tích chính sách về phương tiện tự hành tại Pittsburgh, nói với Cities Today.

"Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, những môi trường như khuôn viên trường đại học, nơi mọi thứ khá gần nhau và cơ sở hạ tầng vỉa hè được duy trì tốt, dường như là những môi trường mà robot sẽ hoạt động tốt".

Bên cạnh những thách thức về cơ sở vật chất, thành phố cũng gặp phải các vấn đề với công nghệ được sử dụng. Theo đó, khi một số đối tác khác muốn tham gia vào dự án, hệ thống của họ không tích hợp tốt với nền tảng mà Kiwibot sử dụng để xử lý các giao dịch.

Kết nối cộng đồng

Tại Detroit và quận Miami-Dade (MDC), các thử nghiệm đã được thực hiện cùng với các dự án về di chuyển khác.

MDC hợp tác với Ford City: One và tổ chức phi lợi nhuận UHP (Urban Health Partnership) như một phần của nỗ lực riêng biệt tập trung vào việc xác định những thách thức về di chuyển mà người dân phải đối mặt.

UHP chịu trách nhiệm phát triển mạng lưới các liên lạc viên cộng đồng (CL) quanh Miami-Dade để hỗ trợ công việc của MDC và Ford City: One, đồng thời tiến hành gắn kết với người dân trong 11 khu vực lân cận được nhắm mục tiêu.

Tổ chức phi lợi nhuận đã thuê và đào tạo tổng cộng 13 CL như một phần của việc này và tổ chức một loạt các sự kiện trình diễn vào tháng 10 và tháng 11/2021.

Trong ba ngày riêng biệt, các CL đã đến các khu vực lân cận để trải nghiệm các cuộc trình diễn Kiwibot, bao gồm nói chuyện với nhân viên Kiwibot và đặt giao hàng.

Tuy nhiên, người ta thấy rằng bán kính giao hàng 1,6 - 2,4 km của Kiwibot "hạn chế đáng kể" cơ sở khách hàng tiềm năng, khiến việc tiếp cận các nhà hàng địa phương trở nên khó khăn hơn.

Không giống như ba thí điểm trên, dự án thí điểm ở Detroit được giám sát bởi một vườn ươm công nghệ, Newlab, thay vì chính quyền địa phương do các vấn đề về năng lực của nhân viên thành phố vào thời điểm đó.

Newlab đã có mặt tại Detroit sau khi hợp tác với Michigan Central của Ford để phát triển Accessible Streets Studio và đã chọn Kiwibot để tham gia. Accessible Streets Studio tập trung vào việc làm cho cuộc sống hàng ngày dễ dàng điều hướng hơn và tạo ra những cơ hội cho người dân Detroit. Nó nằm trong khu đổi mới phương tiện di chuyển Michigan Central ở Corktown, nhằm mục đích kết nối các cộng đồng xung quanh ga Michigan Central bằng cách phát triển các giải pháp để giải quyết các thách thức về giao thông và thu hẹp khoảng cách tiếp cận.

Theo đó, Newlab đã giám sát việc thí điểm Kiwibot ở Detroit, chạy thử nghiệm trong ba tháng từ tháng 10 đến tháng 12/2021 - do sự chậm trễ trong quá trình cấp phép của Thành phố khiến thời gian thử nghiệm bị hạn chế hơn so với các thành phố khác.

Nhân viên của Trung tâm Urbanism Next đã tham gia các cuộc họp hàng tuần với nhóm cộng đồng, Kiwibot, Newlab, Ford City: One và UHP từ tháng 5 đến tháng 10/2021 để giám sát các thí điểm và thực hiện các cuộc phỏng vấn vào giữa giai đoạn thí nghiệm hồi tháng 10/2021 và khi kết thúc chương trình thí điểm vào tháng 4/2022.

Họ phát hiện ra một trong những thách thức chính mà robot phải đối mặt liên quan đến các con đường rộng lớn của thành phố, khiến các robot gặp khó khăn khi băng qua đường trước khi đèn chuyển sang màu đỏ. Họ lưu ý rằng đây cũng có thể là vấn đề đối với người đi bộ.

Tương lai tự hành?

Bất chấp những vấn đề gặp phải trong các dự án, Lilian Coral, Giám đốc Chiến lược và đổi mới công nghệ quốc gia của Knight Foundatio, cho biết có những mặt tích cực cho tương lai.

Triển khai robot giao hàng tại 4 thành phố Mỹ: bài học thực tiễn - Ảnh 1.

Theo đó, các dự án thí điểm này cùng với Kiwibot đã thiết lập một chương trình giáo dục cộng đồng kiểu mẫu để giúp người dân hiểu tại sao những robot giao hàng này lại di chuyển quanh thành phố và cách chúng hoạt động.

"Điều này làm tăng sự phấn khích và giảm sự hoài nghi từ người dân cũng như các đối tác kinh doanh địa phương, đồng thời cho phép các cơ quan chính quyền hợp tác và tìm hiểu thêm về công nghệ cũng như tác động của nó đối với cộng đồng", Lilian Coral cho biết.

"Chúng tôi nghĩ rằng đây là một phần lộ trình để triển khai công nghệ tự hành tại các thành phố trên toàn quốc"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai robot giao hàng tại 4 thành phố Mỹ: bài học thực tiễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO