Triển vọng lạc quan cho khu vực Đông Nam Á trong quá trình hội nhập kinh tế năm 2018

Hải Long| 06/09/2018 15:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo trưởng phòng kinh tế khu vực ASEAN thuộc HSBC, dự báo tăng trưởng của ASEAN mặc dù khả quan, nhưng thúc đẩy hội nhập kinh tế là cách duy nhất để đáp ứng những thách thức trên con đường tăng trưởng, đặc biệt là cạnh tranh trong sản xuất với Trung Quốc.

Office workers walk to the train station during evening rush hour in the financial district of SingOffice workers walk to the train station during evening rush hour in the financial district of SingOffice workers walk to the train station during evening rush hour in the financial district of SingOffice workers walk to the train station during evening rush hour in the financial district of SingOffice workers walk to the train station during evening rush hour in the financial district of SingOffice workers walk to the train station during evening rush hour in the financial district of SingCâu nói “sự đa dạng luôn mang lại sức mạnh” thường xuất hiện khi mọi người nói về những khác biệt văn hóa của ASEAN, nhưng cũng đúng là sự đa dạng về kinh tế là một trong những thế mạnh lớn nhất của khối.

Mặc dù có nhiều thập kỷ hội nhập thương mại, và sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) – đã tạo ra một khu vực kinh tế năng động, thống nhất cạnh tranh với thị trường đơn châu Âu - khu vực này đang trở nên đa dạng hơn bao giờ hết.

Có thể nói, sự đa dạng hóa trong lĩnh vực kinh tế sẽ giúp tăng trưởng bền vững hơn trong năm 2018, cho phép thắt chặt chính sách tiền tệ ở những nơi như Malaysia và Singapore.

Tuy nhiên, về lâu dài, mức độ hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn là cách tốt nhất để làm nổi bật sự đa dạng về kinh tế của ASEAN và chuẩn bị cho những thách thức, chẳng hạn như tình hình cạnh tranh sản xuất lớn hơn từ Trung Quốc.

Singapore được đánh giá là quốc gia lý tưởng để thực hiện đa dạng hóa cũng như hội nhập kinh tế trong năm tài khóa 2018 với tư cách là quốc gia chủ tịch của khối ASEAN.

Chuỗi cung ứng điện tử phát triển mạnh

Trước tiên, hãy xem xét các động cơ tăng trưởng hiện tại và bắt đầu với cụm từ “điện tử”.

Các nền kinh tế như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đều được đưa vào chuỗi cung ứng điện tử của Châu Á - mặc dù có năng lực rất khác nhau, từ sản xuất chip tại Singapore đến lắp ráp sản phẩm cuối cùng tại Việt Nam.

Nhu cầu tiêu thụ linh kiện điện tử tiêu dùng mạnh mẽ của Trung Quốc đã làm rung chuyển chuỗi cung ứng bán dẫn của ASEAN, đồng thời Việt Nam cũng đã chứng minh thực lực đáng kể khi vươn mình trở thành nhà lắp ráp hàng đầu cho các sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc.

Hiện tại, LG vừa mở một nhà máy ở Hải Phòng để sản xuất màn hình OLED cho khách hàng Trung Quốc, trong khi Samsung đã lắp ráp hơn 50% sản phẩm điện thoại của hãng tại một cơ sở gần Hà Nội.

Ngoài ra, mặt hàng động cơ cũng đang trên đà phát triển. Mặt hàng này bắt đầu tăng trưởng mạnh vào năm 2017 nhờ nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ của Trung Quốc do nền kinh tế Trung Quốc hấp thu một lượng lớn nguồn lực đầu tư, với sự chú trọng đặc biệt vào tài sản hữu hình.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng mặt hàng hàng hóa của ASEAN đang ngày càng trở nên kém quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu cũng như tăng trưởng tổng thể. Malaysia hiện đang đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp hạ nguồn, thể hiện sự suy giảm ngày càng nhiều trong sản xuất dầu và khí đốt. Indonesia tiếp tục tạo điều kiện và đầu tư thêm giá trị gia tăng trong khai thác quặng khoáng sản nội địa.

Đối với việc xuất khẩu hàng hóa thô lớn nhất trong khu vực ASEAN - dầu cọ và than – nhu cầu vẫn thể hiện sự bền vững. Xuất khẩu than của Indonesia sang Trung Quốc đang bùng nổ nhờ vào sự ưa chuộng của Trung Quốc về tính dạng của mặt hàng lưu huỳnh thấp từ Indonesia trong quá trình sản xuất điện, một chức năng của các chính sách môi trường mới.

Trong khi đó, nhu cầu dầu cọ - một khu vực mà Indonesia và Malaysia chiếm ưu thế với 80% sản lượng toàn cầu - dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng tốc cùng với sự tăng trưởng dân số nhanh ở Ấn Độ và Châu Phi.

Nhu cầu tiêu dùng tăng cao

Tất nhiên, sẽ vô cùng thiếu sót nếu không đề cập lĩnh vực người tiêu dùng trong khối ASEAN. Thật đáng ngạc nhiên khi các báo cáo phân tích đều cho kết quả về mức tiêu dùng tư nhân chậm ở những nơi như Indonesia và Philippines vào năm 2017, mặc dù những định chế cơ bản đều đã được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn, các nhà kinh tế kết luận rằng, có vẻ như sự suy giảm phần lớn là do các yếu tố tạm thời, chẳng hạn như chính phủ Indonesia đã đánh thuế thu nhập cao hơn và thay đổi mô hình chi tiêu, hoặc biến động kiều hối và thay đổi thị trường lao động đô thị hóa ở Philippines. Những yếu tố này sẽ trở nên bình thường hóa vào năm 2018.

Có thể, câu chuyện tiêu dùng sẽ vẫn là một yếu tố quan trọng đối với ASEAN, chịu ảnh hưởng của tăng trưởng dân số mạnh mẽ và các chính sách vĩ mô thuận lợi trong dài hạn.

Trong ngắn hạn, yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất chính là các cuộc bầu cử. Ví dụ như, các cuộc tổng tuyển cử của Malaysia vào năm 2018 sẽ giúp thúc đẩy chi tiêu cho các dịch vụ bánh mì và bơ (hoặc nasi lemak và kaya, nói theo ngôn ngữ địa phương).

Khoảng 90 triệu người Indonesia đã thực hiện bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử khu vực vào tháng 06/2018 vừa qua và cuộc bầu cử tổng thống năm 2019 dự kiến ​​sẽ bắt đầu vận động vào tháng 10 năm 2018.

Tại Thái Lan, chính phủ quân sự đã hứa hẹn một cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2018, nhưng cho đến hiện giờ vẫn chưa có thông tin chính xác.

Với phần lớn sản lượng ASEAN giới hạn trong lĩnh vực dịch vụ, việc tăng trưởng ở đây là chìa khóa cho triển vọng việc làm.

Chỉ riêng tăng trưởng sản xuất sẽ không cung cấp đủ hỗ trợ cho thị trường lao động. Điều này giúp giải thích sự tồn tại của sản lượng xuất khẩu mạnh mẽ cùng với tiêu dùng cá nhân trong năm qua, đặc biệt là ở Thái Lan và Singapore.

Lấy Singapore làm ví dụ: Sản xuất bán dẫn đóng góp gần 50% tăng trưởng GDP trong quý 3 năm 2017, trong khi quốc gia chỉ sử dụng 1% lực lượng lao động. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi sự phục hồi tiêu dùng cá nhân đã tụt hậu trong việc xuất khẩu.

Đầu tư bị ảnh hưởng mạnh bởi tài chính hạ tầng

Theo các nhà phân tích, tiêu thụ tư nhân và xuất khẩu – chính là 02 yếu tố dẫn dắt quá trình đầu tư. Đồng thời, 2 yếu tố này cũng sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng trong toàn bộ khối ASEAN.

Đáng chú ý nhất, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng đã trở thành một động lực quan trọng của triển vọng đầu tư tổng thể, đặc biệt là ở Philippines, Indonesia và Thái Lan. Hầu hết các khoản đầu tư này được tài trợ bằng ngân sách của chính phủ.

Tuy nhiên, ở những nơi như Indonesia, Malaysia và Việt Nam, không có nhiều cơ hội để phát triển đầu tư công do những giới hạn được áp đặt theo hiến pháp đối với chi tiêu. Ở Trung Quốc cũng vậy.

Theo dữ liệu từ các báo cáo phân tích, các dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Đường bộ hiện đang được đánh giá rất cao và sẽ có tác động hữu hình đối với các nền kinh tế ASEAN trong năm năm tới, đặc biệt là Malaysia, Indonesia và Philippines.

Ở mỗi quốc gia, HSBC ước tính những dự án về Vành đai và Đường bộ thường đóng góp từ 10 đến 15% GDP - và các nhà phân tích đều tin tưởng rằng nhiều dự án, đặc biệt là các dự án về đường sắt, nhà máy phát điện và các cơ sở cảng, được đặc biệt đánh giá cao và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, các dự án này không phải là những khoản viện trợ miễn phí hay đầu tư cổ phần. Thay vào đó, chúng chủ yếu là các dự án được vay nợ, được xây dựng bởi các nhà thầu Trung Quốc với hàm lượng nhập khẩu cao sẽ gây áp lực lên tình hình tài chính hiện tại của quốc gia chủ. Do ASEAN phải đối mặt với một lỗ hổng tài chính cơ sở hạ tầng đáng kể, đây vẫn là một sự phát triển đáng hoan nghênh.

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Nhìn chung, do nhu cầu nội địa có khả năng tăng lên trong các quý tới, thị trường lao động sẽ trở nên linh hoạt hơn. Nền kinh tế phát triển ổn định hơn sẽ tạo cho các ngân hàng trung ương sự tự tin để giảm dần các chính sách tiền tệ kích cầu.

Có thể nói, các nhà phân tích đã đúng khi dự báo các ngân hàng trung ương ở Malaysia, Singapore và Philippines sẽ thắt chặt chính sách trong nửa đầu năm 2018.

Sau tất cả, mặc dù có một số biến động trong lạm phát khi giá dầu điều chỉnh cao hơn, mức giá của những mặt hàng cơ bản đã dần được điều chỉnh phù hợp.

Theo quan điểm cạnh tranh, mặc dù đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cơ sở hạ tầng khu vực, việc nâng cấp công nghiệp của Trung Quốc sẽ là một thách thức đối với các chuỗi cung ứng điện tử và công nghiệp truyền thống của ASEAN. Kế hoạch đầu tư trị giá 150 tỷ đô la Mỹ của Trung Quốc để sản xuất chất bán dẫn, nhằm bù đắp sự thiếu hụt trầm trọng mặt hàng này trên thị trường, sẽ khiến các nước ASEAN có lợi hơn từ nhu cầu chip của Trung Quốc trong tương lai.

Đồng thời, quy mô nhỏ của các nền kinh tế ASEAN, so với Trung Quốc, cho thấy các công ty cần duy trì các trung tâm sản xuất khác nhau trong khu vực, và giảm thêm các rào cản đối với dịch vụ và các khoản đầu tư xuyên biên giới để tạo điều kiện cho việc phát triển và hội nhập kinh tế trong tương lai gần.

Cụ thể hơn, ngoài hội nhập kinh tế nói chung, các quốc gia thành viên ASEAN cũng cần đặt mục tiêu sẽ tiếp tục tiến triển hội nhập ngành ngân hàng (theo Khung Tích hợp Ngân hàng ASEAN), cùng với việc giảm thêm các rào cản phi thuế quan - các biện pháp có thể giảm rào cản và chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp hoạt động trong khối.

Để đạt được điều này, với tư cách chủ đạo, Singapore cần phải gửi một thông điệp rõ ràng để hoàn thiện quá trình hội nhập kinh tế bằng cách hoàn thành các mục tiêu của AEC là ưu tiên hàng đầu. Nếu được như vậy, ASEAN sẽ thực sự là “khung trời mở cửa” cho các doanh nghiệp.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Triển vọng lạc quan cho khu vực Đông Nam Á trong quá trình hội nhập kinh tế năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO