Triển vọng phát triển kinh tế xanh từ các startup

Thu Trang/VOV1| 23/08/2021 13:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Áp dụng công nghệ, thành tựu cách mạng 4.0 vào phát triển kinh tế xanh là hữu ích-thiết thực vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững quốc gia và toàn cầu.

Kinh tế xanh không còn là thuật ngữ mới lạ đối với toàn nền kinh tế, nhưng để hướng toàn nền kinh tế tới hoạt động xanh hóa như kỳ vọng là không hề dễ dàng - đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và nền kinh tế có thể gặp những rào cản đột ngột - nhiều khó khăn, tiêu cực như Covid-19.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp cùng nhiều vấn đề môi trường nảy sinh – gây hại cho sức khỏe, nhiều người dân sẵn sàng chi trả cao hơn cho nguồn lương thực, thực phẩm sử dụng hằng ngày. Hiểu rõ nhu cầu thực tế này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tham gia vào các hoạt động đầu tư, sản xuất, nuôi trồng chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Bà Nguyễn Phương Thảo, Phó Giám đốc Công ty CP Nguyên Khôi Xanh cho biết, những mảnh vườn của bà con nông dân hiện nay tưởng an toàn mà không an toàn, do cách chăn nuôi truyền thống bà con chưa kiểm soát được đầu vào của thức ăn và đầu ra của sản phẩm. Hầu hết các trang trại đều gặp vấn đề ô nhiễm môi trường.

“Chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng trang trại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn không gây ô nhiễm môi trường. Các chất thải sẽ lần lượt đi qua các công nghệ thân thiện với môi trường, chi phí đầu tư thấp, không sử dụng điện năng hay năng lượng hóa thạch mà xử lý thành phân bón hữu cơ cho cây trồng hoặc thành đầu vào cho chăn nuôi, trồng trọt”, bà Thảo cho biết.

Bắt nguồn từ băn khoăn của hàng triệu người nội trợ “làm sao để có thể mua được thực phẩm sạch, thực phẩm tươi sống, đảm bảo an toàn?”, doanh nhân trẻ Nguyễn Xuân Vinh cùng cộng sự đã sáng tạo ứng dụng Foodhub - giúp kết nối các cửa hàng thực phẩm sạch với người tiêu dùng. Từ khâu lựa chọn cho tới lúc nhận sản phẩm và thanh toán tiền, người tiêu dùng chỉ cần vài cú click chuột là hoàn tất đơn hàng. Đây là ví dụ điển hình của giao thương hạn chế tiếp xúc, hạn chế rất nhiều công đoạn tác động môi trường trước kia thường mắc phải.

“Chúng tôi không cố gắng biến đổi hay tạo ra những thói quen mới cho khách hàng, chỉ tạo giải pháp để những thói quen hiện hữu được trở nên dễ dàng hơn ở trên môi trường mới – đó là khái niệm đi chợ online. Rất nhiều người đã bất ngờ vì họ được trải nghiệm như mình đi chợ”, doanh nhân này cho hay.

Ông Hà Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Vinalink - một chuyên gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực khẳng định, ở giai đoạn khó khăn hiện tại vì đại dịch Covid-19, các mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ tương tự hỗ trợ cộng đồng phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Về lâu dài, những mô hình xanh hóa chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh sẽ góp phần xanh hóa nền kinh tế Việt Nam.

“Hiện nay lực lượng bán hàng online nhiều nơi họ làm rất chuyên nghiệp. Riêng bao bì sản phẩm rất sạch và thông minh, ngoài là giấy nhưng trong lại lớp 1 lớp lót giấy chống thấm nước… Sự sáng tạo rất lớn nên đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Những người muốn làm nghề lâu dài hãy làm nghiêm túc, đừng chụp giật sẽ có được lượng khách hàng để tiếp tục phát triển”, ông Hà Anh Tuấn nói.

Triển vọng phát triển kinh tế xanh từ các startup - Ảnh 1.

Các chuỗi cung ứng dần loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà, hình thức.

Sức sáng tạo của nhiều startup đang nhân lên hy vọng về những bước đà tăng trưởng xanh, về nền kinh tế Việt Nam xanh. Đó là thực tế. Tuy nhiên, để thực tế này sớm được nhân rộng, đặc biệt sau giai đoạn khó khăn do đại dịch, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Hội đồng DN vì sự Phát triển bền vững thẳng thắn chỉ ra rằng, trách nhiệm của DN là phải đổi mới mô hình kinh doanh, dựa trên công nghệ số. Tư duy sợ mất mát, ngại thay đổi là rào cản lớn nhất, hướng tới các mục tiêu bền vững, bao trùm.

“Ở thời điểm này mà vẫn còn không ít DN rất thờ ơ với kỹ thuật số và coi chuyển đổi số chỉ là show diễn, hay là chi phí phải gánh chịu chứ không phải khoản đầu tư quan trọng hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Những người sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, sáng tạo lại các chuỗi cung ứng và loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà, hình thức là những người tiên phong thành công”, ông Lộc khẳng định.

Áp dụng công nghệ, thành tựu cách mạng 4.0 vào phát triển kinh tế xanh là hữu ích-thiết thực vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững quốc gia và toàn cầu. Tuy nhiên, như khẳng định của các chuyên gia, tiến trình này thành công hay không, không hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ, mà phụ thuộc vào quyết tâm của người lãnh đạo.

Ở cấp độ công ty-DN, ngoài cơ sở hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực có kỹ năng để tạo được hệ sinh thái xanh trong chuỗi giá trị nội bộ, doanh nhân-DN phải kiên định thực hiện mục tiêu này, kiên quyết loại bỏ các yếu tố cản trở tiến trình xanh hóa sản phẩm trước khi đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Nếu tất cả các startup đang và sẽ quan tâm lưu ý vấn đề này, nền kinh tế Việt Nam xanh sẽ trở thành hiện thực sớm hơn kỳ vọng./.

Bài liên quan
  • Phát triển kinh tế số ở Đông Nam Á: Cơ hội và thách thức
    Nền kinh tế số Đông Nam Á đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây nhờ mức độ số hoá, thâm nhập và sử dụng Internet ngày càng gia tăng. Kể từ năm 2016, số người dùng Internet trong khu vực đã tăng gấp đôi ở 6 quốc gia lớn nhất: Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Triển vọng phát triển kinh tế xanh từ các startup
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO