Trục phát triển HĐĐT Việt Nam: xác thực và bảo vệ HĐĐT

Ngọc Diệp| 30/07/2022 17:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc triển khai rộng rãi hợp đồng điện tử (HĐĐT) thay thế hợp đồng giấy truyền thống là bước đi tất yếu, đem đến nhiều tiện ích cho doanh nghiệp (DN) và người dân.

Tại Việt Nam, HĐĐT đang trở thành "cánh tay đắc lực" của DN với hành lang pháp lý hoàn thiện, được chứng thực bởi Bộ Công Thương cùng các công nghệ mã hóa bảo mật tích hợp nền tảng ký kết, giúp đảm bảo tài sản số của khách hàng không chỉ có giá trị như hợp đồng giấy và dễ dàng tra cứu từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.

HĐĐT - Nền tảng cho kỷ nguyên thương mại số

Trong những năm qua, HĐĐT đã trở thành thương phức ký kết phổ biến tại các nước phát triển cũng như trong các giao dịch xuyên biên giới. Thực tế, tại Việt Nam, các DN cũng đã sử dụng nhiều giải pháp công nghệ nước ngoài như SignNow để thực hiện giao kết, ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài trong các hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu.

Mặt khác, kể từ khi dịch COVID-19 khởi phát cho đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều đợt dịch bùng phát và diễn biến phức tạp trên diện rộng, dẫn đến thói quen và hành vi của DN, người dân tại Việt Nam cũng thay đổi nhanh chóng. Một trong những việc thay đổi đó là DN đang dần chuyển từ sử dụng hợp đồng, chứng từ bằng giấy thông thường sang sử dụng hợp đồng, chứng từ điện tử. Có thể thấy, đại dịch đã buộc các DN thích nghi với giao kết trực tuyến, đồng thời thúc đẩy và cho thấy giá trị ứng dụng của HĐĐT. Điển hình, trên nền tảng FPT eContract, chỉ từ năm 2019 đến nay đã có hơn 1,2 triệu giao dịch được thực hiện trên nền tảng, kết nối hàng trăm nghìn DN và người dùng với nhau.

"Việc ứng dụng HĐĐT không chỉ giúp cho các DN và khách hàng của DN tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giúp giảm bớt ảnh hưởng của dịch bệnh, khoảng cách trong giao dịch thương mại", đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho việc phát triển HĐĐT tại Việt Nam đã được hoàn thiện khi Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT. Các thông tư hướng dẫn về quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT; hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT tại Việt Nam cũng đã được Bộ Công Thương ban hành đầu năm nay.

Mới đây nhất, ngày 16/6, Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã chính thức công bố Trục phát triển HĐĐT Việt Nam (www.CeCA.gov.vn). Hệ thống Trục sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ các Tổ chức chứng thực HĐĐT trong hoạt động cung cấp dịch vụ, đồng thời cung cấp Cổng tra cứu, xác thực HĐĐT (xacthuc.CeCa.gov.vn) cho bên thứ ba.

Chia sẻ tại hội thảo "Xác thực và bảo vệ dữ liệu HĐĐT tại Việt Nam" diễn ra ngày 29/7, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương, cho biết năm 2021 được coi là một cột mốc quan trọng sau khi Nghị định 85 có hiệu lực, chính thức các tổ chức chính thực HĐĐT sẽ được cấp đăng ký.

Tuy nhiên, theo Luật giao dịch điện tử 2005, tất cả các HĐĐT mà các DN đang sử dụng chữ ký số để ký với nhau đều có giá trị pháp lý. Điểm khác nhau cơ bản giữa HĐĐT được ký số thông thường và HĐĐT có chứng thực là HĐĐT có chứng thực được 1 bên thứ ba đứng ra giúp 2 bên ký hợp đồng xác thực để đảm bảo giá trị pháp lý và kỹ thuật, nhằm đảm bảo tính an toàn cho giá trị hợp đồng đó. Mặt khác, khi có vấn đề phát sinh liên quan đến tranh tụng, khiếu nại thì bên thứ 3 sẽ trả lời cho cơ quan giải quyết tranh tụng các vấn đề như hợp đồng này có được đảm bảo, quá trình hình thành hợp đồng này có đúng kỹ thuật,...

Trục phát triển HĐĐT Việt Nam: xác thực và bảo vệ của HĐĐT  - Ảnh 1.

Ông Lê Đức Anh: Bộ Công Thương mong muốn các CA đồng hành cùng Bộ trong đẩy mạnh ứng dụng HĐĐT

Như vậy, theo ông Lê Đức Anh, HĐĐT không chứng thực có rủi ro về mặt bằng chứng là khi có vấn đề phát sinh, DN sẽ phải tự chứng minh, tự giải thích về quá trình ký hợp đồng có thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam hay không; còn khi sử dụng HĐĐT có chứng thực thì DN sẽ không phải làm điều đó, dữ liệu lưu trữ trên hệ thống của bên trung gian thứ 3 của các CA, Bộ Công thương sẽ trả về kết quả là hợp đồng đã được chứng thực.

Ngoài ra, trong trường hợp hợp đồng phải lưu trữ trên 10 năm thì với mô hình chữ ký số (CKS) hiện nay có một điểm yếu là CKS có giá trị trong thời gian 3 năm, nên cần kết hợp theo nhiều phương thức đảm bảo khác như dấu thời gian, eKYC,... thì mới đảm bảo hợp đồng lưu trữ trên 10 vẫn có thể kiểm tra, xác minh được giá trị của hợp đồng,...

Công nghệ chứng thực HĐĐT được công nhận tại Việt Nam

Không chỉ có hành lang pháp lý vững chắc với các thông tin, nghị định, quy định, HĐĐT nay có thêm "một tầng" xác thực với Trục phát triển HĐĐT CeCA của Bộ Công Thương.

Tại sao HĐĐT cần xác thực tập trung và tại sao cần Trục phát triển HĐĐT Việt Nam? Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Tùng, Tổng Giám đốc Công ty VVN AI & Trusting solution, cho biết khi đại dịch xảy ra nhu cầu về ký kết HĐĐT tăng mạnh nhưng trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp HĐĐT khác nhau dẫn tới gặp nhiều khó khăn khi khi chéo, ví dụ một bên sử dụng HĐĐT do Viettel cung cấp, còn 1 bên sử dụng HĐĐT do FPT cung cấp. Việc chưa có chuẩn hóa và các bên liên hệ với nhau là một thách thức. Thứ hai là vấn đề xử lý, tra cứu dữ liệu giữa các bên cũng gặp khó khăn, không có cổng tra cứu tập trung tin cậy. Thứ ba là hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan tới quy trình ký kết. Thứ tư là tất cả các bên khi triển khai HĐĐT đều có lo lắng về vấn đề bảo mật dữ liệu.

Nhằm giải quyết những vấn đề trên, thúc đẩy phát triển HĐĐT tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã ra mắt Trục phát triển HĐĐT quốc gia, nhằm hỗ trợ các tổ chức chứng thực HĐĐT vận hành dịch vụ đăng ký theo quy định. Mỗi giao dịch HĐĐT sẽ có gắn kèm với các quy chế về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý các yếu tố phát sinh trong quá trình giao kết và thực thi hợp đồng. Điều này giúp cho DN, tổ chức, cá nhân, các bên thứ 3 có một cơ quan trung gian đủ tin cậy để giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết, hợp đồng dưới dạng điện tử.

Theo đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực HĐĐT (CeCA) đều phải là các bên tin cậy, có quy trình đảm bảo tính bảo mật, chống chối bỏ, toàn vẹn dữ liệu và sẵn sàng khả năng kiểm tra, xác thực giá trị như bản gốc của HĐĐT.

Các dữ liệu của HĐĐT đều được mã hóa một chiều. Mặc dù không lưu trữ nội dung hợp đồng, nhưng với việc áp dụng một quy trình khép kín, sử dụng mã băm, kết hợp chữ ký số, dấu thời gian, HĐĐT sau khi được chứng thực sẽ có khả năng tra cứu, xác thực tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ của chủ thể ký và đảm bảo tính bảo mật thông tin cho nội dung hợp đồng. Như vậy, bên thứ 3 sẽ không chủ động biết được nội dung HĐĐT đã ký, khi cần thì việc tra cứu, xác minh giá trị như bản gốc của HĐĐT sẽ được thực hiện dễ dàng.

Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số, Cục TMĐT và Kinh tế số, hiện nay Bộ Công Thương đã nhận 20 hồ sơ của đơn vị xin cấp phép chứng thực HĐĐT tại Việt Nam. "Bộ mong muốn các CA đồng hành cùng Bộ trong đẩy mạnh ứng dụng HĐĐT, đây là việc không dễ dàng vì cần thay đổi nhận thức và niềm tin của cả cộng đồng DN Việt Nam", ông Lê Đức Anh cho biết./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Trục phát triển HĐĐT Việt Nam: xác thực và bảo vệ HĐĐT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO