Tương lai tiền điện tử sẽ khởi sắc nguyên nhân do đâu?

19/05/2022 08:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2021 là một trong những giai đoạn đáng nhớ nhất của tiền điện tử xét về cả mặt nhận thức lẫn mức độ chấp nhận.

Chúng ta đã chứng kiến những bước nhảy vọt về sự quan tâm lẫn việc xem xét về khả năng áp dụng tiền điện tử (TĐT) của các chính phủ, chưa kể đến một lượng lớn các nhà đầu tư đang dùng đồng tiền này làm lá chắn bảo vệ khỏi vấn nạn lạm phát trên toàn cầu.

Tương lai tiền điện tử sẽ khởi sắc nguyên nhân do đâu? - Ảnh 1.

Việc giao dịch TĐT toàn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanh chưa từng có.

Minh chứng rõ ràng nhất là việc giao dịch TĐT toàn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanh chưa từng có, trong đó Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia dẫn đầu. Theo một bảng xếp hạng, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số lượng nhà đầu tư TĐT nhiều nhất trên thế giới. Bảng xếp hạng này cũng cho thấy khoảng 6 triệu người Việt Nam, tương đương với 6% dân số quốc gia, sở hữu tài sản trên nền tảng số. Trong số đó, hầu hết là người dưới 35 tuổi, đồng nghĩa với việc TĐT đã trở thành một loại tài sản được giới trẻ Việt ưa chuộng.

Vậy đâu là lý do khiến việc giá của đồng tiền này đang sụt giảm? Vào tháng 11/2021, Bitcoin đã lập kỷ lục ở mức giá 69.000 USD, sau đó lại giảm về mốc 35.000 USD vào tháng 1/2022. Cuối tháng 3, giá giao dịch của Bitcoin dao động ở 44.000 USD trước khi ổn định với mốc 30.000 USD, dựa theo thông tin từ nền tảng BitMEX Spot. Có người nhận định đây là sự mất phong độ tạm thời, nhóm khác cho rằng đây là xu hướng đi xuống của thị trường, trong khi có ý kiến chỉ ra đây là "kỳ ngủ đông của TĐT".

Nhưng chúng ta đang thật sự tiến tới đâu?

Nhìn thị trường qua lăng kính vĩ mô

Ở mức độ vĩ mô, TĐT đang hoạt động mạnh mẽ. Các điều khoản và chính sách tiền tệ toàn cầu đang mang lại những lợi thế cho TĐT. Năm ngoái, tỷ lệ chấp nhận TĐT đã tăng gần 900% trên toàn thế giới, với khoảng 300 triệu người dùng. Các nhà đầu tư truyền thống chưa hẳn "mặn mà" với TĐT, nhưng điều đó không thể phủ nhận rằng dạng tiền ảo này đang được công nhận như một loại tài sản thực ở quy mô toàn cầu.

Lý do vì đâu?

Hãy cùng nhìn vào chính sách tiền tệ và sự lạm phát. Các ngân hàng trung ương in tiền liên tục, và chỉ dừng một thời gian gần đây khi giữ mức lãi suất thấp trong 2 năm xảy ra đại dịch nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Điều này rõ ràng có tác động tích cực đến thị trường vốn truyền thống, thế nhưng Bitcoin lại trở thành rào chắn chống lạm phát thực sự cho những những ai đang tìm cách bảo vệ các hạng mục đầu tư của mình. Thực tế là kỷ nguyên tiền rẻ có thể sẽ không trôi qua dễ dàng khi nhìn dưới góc độ vĩ mô dài hạn.

Chúng ta phải nhận thức được rằng TĐT không còn đơn thuần là một khoản đầu cơ hay thuộc nhóm tài sản ngách. Hãy nhìn cách công nghệ đang xâm nhập vào các ngành game, âm nhạc và nghệ thuật (với các token không thể thay thế), và thể thao (với token từ fan). Sở hữu số lượng game thủ ước tính gồm 3,2 tỷ người trên toàn thế giới, cộng với việc các nhà phát triển game theo xu hướng đại chúng thể hiện rõ ý định áp dụng blockchain và NFT, lĩnh vực game có thể sẽ trở thành "cánh cửa" bước vào thế giới TĐT của hàng trăm triệu người dùng mới trong 2022 và nhiều năm về sau.

Sự kết hợp giữa các NFT và token gốc có thể thay thế đang tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế trong trò chơi (in-game economies) của các tựa game chơi để kiếm tiền (play-to-earn) như Decentraland, Axie Infinity và The Sandbox. Các trò chơi này cho phép người dùng mua và bán các vật phẩm mà họ tạo ra hoặc tích lũy trong quá trình chơi.

Một điều cần lưu ý là độ phổ biến tăng dần của các tài sản TĐT đã thu hút sự chú ý của những ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tài chính. Theo GlobalWebIndex, mặc dù có sự ủng hộ đông đảo đối với việc chính phủ đặt ra quy định cho TĐT, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về những hạng mục mà quy định có thể sẽ yêu cầu. Một mặt, các quy định chặt chẽ hơn có thể hợp pháp hóa thị trường. Mặt khác, các điều khoản có thể sẽ làm tê liệt bản chất ngang hàng và các quyền tự do vốn gắn với TĐT. Các công nghệ và ngành công nghiệp mới có khả năng xoay chuyển hiện trạng hầu như luôn phải đối mặt với sự tác động qua lại của quy định. Mặc dù vậy, đến cuối cùng, ý muốn của người dân vẫn sẽ vượt lên trên những quy luật lỗi thời (tương tự với trường hợp của Grab).

Nâng cao năng lực của nền kinh tế xã hội

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), khoảng 1,7 tỷ người trưởng thành không có tiền gửi trong ngân hàng. Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có số lượng người không gửi tiền trong ngân hàng cao nhất, với 69% dân số không được tiếp cận với mô hình tài chính truyền thống này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần của vấn đề.

Ví dụ, kiều hối là một trong những dòng tài chính quan trọng nhất để phát triển đất nước, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ tiền tệ lớn hơn lại đang thống trị hệ thống hiện tại. Phí giao dịch trung bình ở mức 10% và sự kém hiệu quả hoặc thiếu hụt ngân hàng truyền thống là những hạn chế đáng kể đối với những người có nhu cầu hỗ trợ gia đình. Khi điều này kết hợp với lạm phát toàn cầu, có thể thấy rõ việc người dân khó tiết kiệm bằng tiền pháp định.

Đối mặt với hệ thống tài chính vốn đã bất bình đẳng, những người chịu thiệt hại nhiều nhất khi tiếp tục "thỏa hiệp" có thể sẽ chuyển sang các lựa chọn thay thế như bitcoin vì chi phí giao dịch thấp, hiệu quả và nguồn cung hạn chế. Đây cũng là lý do tại sao các quốc gia đang phát triển như El Salvador đang bắt đầu kết hợp TĐT vào hệ thống tiền tệ của họ và dự định tiến hành nhiều điều chỉnh khác.

Niềm tin và trang bị kiến thức

Ngành công nghiệp tiền số đang trên đường cán mốc 1 tỷ người dùng, thế nhưng niềm tin lại là một trở ngại. Dù tất cả mọi người đều thấy được lợi ích từ bản chất minh bạch của blockchain, nhưng những vụ lừa đảo gây xôn xao dư luận trong những năm qua đã tạo nên hình ảnh tiêu cực cho thị trường TĐT và có thể khiến người dùng mới chùn bước vì lo ngại.

Tuy nhiên, tình hình đang dần thay đổi, đặc biệt trong năm 2021 vừa qua. Một tín hiệu hứa hẹn có thể kể đến là việc các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu bắt đầu tư vấn cho các công ty trong lĩnh vực TĐT về việc phát triển mô hình hỗ trợ đổi mới. Để ngành công nghiệp TĐT phát triển bền vững, tất cả các lĩnh vực đều cần trở nên cởi mở và hoan nghênh hơn.

Cũng có rất nhiều người hứng thú với TĐT, nhưng không phải lúc nào họ cũng dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt công nghệ. Chính lúc này, giáo dục sẽ cho thấy tầm quan trọng của nó trong việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho người dùng.

Với tư cách là những nhà lãnh đạo của các công ty trong lĩnh vực TĐT, chúng tôi có trách nhiệm xây dựng sự tin cậy bằng cách hoạt động minh bạch và sẵn sàng đưa ngành công nghiệp này đến gần hơn với công chúng. Tiếp tục các hoạt động giáo dục và đào tạo sẽ giúp chống lại sự kỳ thị và thay đổi nhận thức của mọi người về ngành này. Các công ty về TĐT cũng nên hòa nhập hơn trong việc đối thoại. Nếu ngày càng có nhiều người chấp nhận TĐT và trở thành một phần của cộng đồng này, ngành công nghiệp TĐT sẽ trở nên bền bỉ hơn.

Nhìn về tương lai

Không có cách nào đoán biết trước tương lai. Bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm TĐT, đều có những thăng trầm, nhưng nỗ lực đổi mới không ngừng sẽ là động lực thúc đẩy ngành phát triển. Ví dụ tại BitMEX, chúng tôi vẫn tiếp tục đổi mới sáng tạo trong quá trình tìm kiếm phương pháp đóng góp vào sự phát triển của TĐT trên toàn thế giới. 

Mới đây, chúng tôi đã ra mắt sàn giao dịch BitMEX Spot Exchange cho phép mua, bán, gửi và rút các loại TĐT như XBT, ETH, Chainlink (LINK), Uniswap (UNI), Polygon (MATIC), Axie Infinity (AXS) và ApeCoin (APE). Tất cả đều được ghép cặp với đồng USDT vì chúng tôi tin rằng 7 đồng tiền này đại diện cho những sự phát triển thú vị nhất trong hệ sinh thái TĐT đang ngày càng rộng lớn.

Trong những tháng sắp tới, sẽ có nhiều cặp giao dịch hơn tập trung vào một vài giao thức lớp một nổi trội nhất. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều token và loại tiền hơn trong quý tới khi chúng tôi phát triển cơ sở hạ tầng lớn mạnh. Để kỷ niệm sự ra đời của BitMEX Spot, trong hai tháng đầu tiên của giao dịch tức thời, người dùng sẽ được tự động tham gia một trong những chương trình quà tặng TĐT lớn nhất từ trước đến nay. Rút thăm trúng thưởng giao dịch tức thời của chúng tôi sẽ mang lại cho các nhà giao dịch cơ hội giành được một phần thưởng có quỹ giải thưởng với tổng trị giá lên đến hơn 1.000.000 USD bằng TĐT và nhiều giải thưởng hấp dẫn khác.

Mặc cho thị trường có dấu hiệu đi xuống, tương lai của TĐT vẫn rất hứa hẹn nếu chúng ta xem nó như một kho lưu trữ các giá trị và lợi ích của loại tiền này đối với tài chính và những ngành hàng khác. Trong tương lai gần, thị trường có thể sẽ xảy ra nhiều biến động. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khá lạc quan về sự hồi phục trong giai đoạn trung và dài hạn của thị trường TĐT. Khi phát triển hay thoái trào, thị trường vẫn mang lại cơ hội cho các nhà giao dịch TĐT và chúng tôi tin rằng trong bất cứ trường hợp nào, một nền tảng giao dịch đáng tin cậy vẫn luôn giữ vai trò quan trọng nhất./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Tương lai tiền điện tử sẽ khởi sắc nguyên nhân do đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO