Ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế

PV| 10/11/2020 18:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) không làm tăng biên chế, không tăng bộ máy và việc ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT làm thay đổi rất lớn về lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ khi có sự giám sát mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp (DN) và cơ quan báo chí, tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế.

Chiều 9/10, trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) tại hội trường Quốc hội về xây dựng CPĐT có giúp tinh giản biên chế hay không, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết, xây dựng CPĐT không làm tăng biên chế, không tăng bộ máy. Đồng thời, việc ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT thời gian qua đã làm thay đổi rất lớn về lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ khi có sự giám sát mạnh mẽ của người dân, DN và cơ quan báo chí, tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế.

Việc ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của ĐBQH về Chính phủ điện tử - Ảnh: Nhật Bắc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP dẫn chứng, xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) là một trong những nhiệm vụ lớn của xây dựng CPĐT. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng Cổng DVCQG phải bảo đảm 4 vấn đề, đó là giải quyết 2 vấn đề trong nội bộ Chính phủ: Chính phủ với cơ quan hành chính Nhà nước, Chính phủ với cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết 2 mối quan hệ: Chính phủ với người dân, Chính phủ với doanh nghiệp (DN).

Trong đó, các hệ thống như Cổng DVCQG và Trục liên thông gửi, nhận văn bản quốc gia… đã đáp ứng yêu cầu này. Trục liên thông gửi nhận văn bản quốc gia khai trương tháng 3/2019, mỗi năm tiết kiệm 1.200 tỷ đồng; hệ thống e-Cabinet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ) khai trương tháng 6/2019 mỗi năm tiết kiệm 169 tỷ đồng; tháng 8/2020 đã khai trương Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm tiết kiệm 460 tỷ đồng…

Riêng Cổng DVCQG là hệ thống tương tác giữa các cơ quan Nhà nước với DN và người dân đã giúp tiết kiệm 6.700 tỷ đồng mỗi năm.

"Như vậy, hiệu quả kinh tế rất rõ và theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không tăng một biên chế nào, không tăng bộ máy nào. Trước đây, với những việc tương tự, chúng ta làm dự án nhưng nay không làm dự án nữa mà ra đầu bài và thuê VNPT, Viettel thực hiện các việc này và VPCP thuê lại", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết.

Về dữ liệu trong xây dựng CPĐT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết chúng ta xử lý song song, vừa tập trung vừa phân tán. Ví dụ, cơ sở dữ liệu đất đai hiện đang nằm ở các địa phương, chỉ cần kết nối với bộ ngành, địa phương để xử lý. Chính phủ đã ban hành Nghị định 47 về kết nối và chia sẻ dữ liệu, Nghị định 45 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Như vậy, về pháp lý chúng ta có đầy đủ, sử dụng dữ liệu đã có, không phải đầu tư mới.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết, qua việc cải cách, ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT đã giúp làm thay đổi rất lớn về lề lối làm việc, có sự giám sát mạnh mẽ của người dân, DN và báo chí. Ở bộ phận nào, cán bộ không xử lý theo đúng thời gian quy định thì đều công khai xem xét, đánh giá cán bộ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng CNTT trong xây dựng CPĐT tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO