Chuyển đổi số

Ứng dụng công nghệ số trong ngành thiết kế đồ họa

Gia Bách 21:07 22/07/2024

Với định hướng ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, sinh viên (SV) ngành Thiết kế đồ họa (TKĐH) tại trường Đại học (ĐH) CMC sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng để SV sẵn sàng gia nhập thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

Với sự phát triển nhanh chóng của truyền thông và quảng cáo, thiết kế gắn với công nghệ và truyền thông đang trở thành một xu hướng. Không phải tự nhiên mà các “ông lớn” trong ngành công nghệ như Microsoft, Samsung hay Apple dành những khoản đầu tư lớn cho mảng thiết kế sản phẩm, thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy, TKĐH kết hợp công nghệ số trở thành một ngành học hấp dẫn giới trẻ, đặc biệt là đối với những bạn trẻ đam mê sáng tạo.

Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Theo xu hướng đó, ngành TKĐH tại trường ĐH CMC hướng tới đào tạo SV có khả năng tạo ra những sản phẩm thiết kế phục vụ truyền thông bằng cách ứng dụng công nghệ số. Toàn bộ giáo trình, chương trình đào tạo ngành TKĐH tại trường ĐH CMC được thẩm định, biên tập tại các nhà xuất bản uy tín trên thế giới.

Chương trình đào tạo tại trường bao gồm bao gồm 2 định hướng chính và cũng là những lĩnh vực "hot" nhất hiện nay là đồ họa truyền thông và đồ họa hoạt hình, cho phép SV lựa chọn theo khả năng và định hướng nghề nghiệp.

anh-1.jpg
SV ngành TKĐH được thực hành vẽ digital painting bằng công cụ Wacom ngay từ năm thứ 2.

“Nhà trường luôn cố gắng ứng dụng công nghệ để SV sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động và luôn thích ứng được với công việc một cách tốt nhất. Tại CMC, SV từ năm thứ 2 đã có thể thành thạo bảng vẽ điện tử, là một công cụ rất hữu dụng trong quá trình thiết kế và sáng tạo”, ThS. Nguyễn Minh Kiên cho biết thêm.

Sử dụng sự sáng tạo để đồng hành cùng AI

AI là một công cụ có hiệu suất làm việc vượt trội với khả năng tối ưu hoá thời gian ở nhiều công đoạn, nhưng nhược điểm của công cụ này nằm ở sự sáng tạo. Đây cũng chính là lợi thế mà các SV TKĐH cần tận dụng để biến AI thành cánh tay đắc lực cho mình.

Với mô hình trường ĐH số đầu tiên tại Việt Nam, trường ĐH CMC luôn đưa vào chương trình giảng dạy những ứng dụng công nghệ số mới nhất cho SV như hệ thống AI Chatbot, MOOC (Massive Open Online Course), iLib (Thư viện), Edocman (Quản lý điều hành), LMS Canvas (Quản lý giảng dạy), Hệ thống thi trắc nghiệm ITEST, CSingleID,...

Đối với ngành TKĐH, SV cũng liên tục được trải nghiệm những công cụ thiết kế, phần mềm mới nhất với trang thiết bị hệ thống phòng thực hành hiện đại. SV còn thường xuyên được tham gia vào những buổi tham quan doanh nghiệp (DN) để liên tục cập nhật công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các môn chuyên ngành.

anh-2-thumb.jpg
SV ngành TKĐH trường ĐH CMC trải nghiệm thực tế tại Công ty S-Connect.

Thực tập và giới thiệu việc làm

Không chỉ phải cạnh tranh với hàng nghìn nhân lực mới ra trường hành năm, các cử nhân ngành TKĐH còn phải cạnh tranh với sự phát triển không ngừng của AI. Chính vì vậy, SV rất cần được trao cơ hội thực tập, thực hành liên tục để tích luỹ kinh nghiệm khi ra trường.

Được biết, tại trường ĐH CMC, 100% SV được cam kết thực tập tại các DN hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn Samsung, Microsoft và các công ty thành viên của Tập đoàn CMC. SV sẽ được dành trọn vẹn 1 học kỳ để tham gia trực tiếp vào các dự án, hoạt động của một DN như nhân sự thực thụ.

anh-3.jpg
Trường ĐH cam kết cơ hội việc làm cho 100% SV TKĐH.

Với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các DN hàng đầu, Trường ĐH CMC sẽ hỗ trợ SV tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên môn và năng lực của bản thân. Việc kết hợp giữa đào tạo kiến thức chuyên môn với thực hành thực tế và hỗ trợ giới thiệu việc làm sẽ giúp sinh viên ngành TKĐH tự tin bước vào thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Năm 2024, trường ĐH CMC (mã trường CMC) tuyển sinh 1.350 chỉ tiêu cho 8 ngành đào tạo: CNTT, Khoa học Máy tính, Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Nhật với 5 phương thức xét tuyển: dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, bằng học bạ, kết hợp học bạ với chứng chỉ quốc tế, kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế, tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT và theo đề án tuyển sinh của trường ĐH CMC./.

Bài liên quan
  • Sinh viên công nghệ ĐH CMC “trải” và “nghiệm” cảm xúc khách hàng
    Những câu chuyện về trải nghiệm khách hàng (Customer Experience - CX) độc đáo cùng xu hướng và chiến lược “chăm khách" theo "trend" quốc tế là nội dung được các chuyên gia hàng đầu về CX từ KPMG và CMC Telecom bật mí với các sinh viên trường Đại học (ĐH) CMC tại hội thảo CX.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng công nghệ số trong ngành thiết kế đồ họa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO