Ứng dụng smartphone có thể giúp "truy vết nguồn tiếp xúc" Covid-19 như thế nào?

Hoàng Linh| 15/04/2020 10:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Một cuộc chạy đua toàn cầu đang diễn ra để phát triển các ứng dụng điện thoại thông minh (smartphone) và các loại hệ thống giám sát điện thoại di động (ĐTDĐ) khác để theo dõi, ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới (Covid-19).

Quá trình này đã được đẩy mạnh lên cấp độ mới vào tuần trước khi hai nhà sản xuất phần mềm smartphone hàng đầu là Google và Apple công bố hợp tác về các ứng dụng có thể nhận dạng những người đã đi qua những con đường mà một bệnh nhân bị nhiễm bệnh đã đi qua và cảnh báo họ.

Ứng dụng smartphone có thể giúp

ĐTDĐ có thể hỗ trợ như thế nào chống lại virus corona mới?

Smartphone và một số loại ĐTDĐ cơ bản khác có thể truy xuất vị trí thông qua tín hiệu di động, tín hiệu WiFi và hệ thống định vị toàn cầu dựa trên vệ tinh (GPS). Smartphone cũng sử dụng  công nghệ Bluetooth để kết nối với các thiết bị gần đó.

Dữ liệu vị trí có thể được sử dụng để theo dõi xem các cá nhân có tuân thủ yêu cầu ở nhà hay không. Dữ liệu vị trí cũng có thể được sử dụng để truy vết nguồn tiếp xúc: xác định xem những người đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus để họ có thể được kiểm tra hoặc cách ly.

Smartphone cũng có thể được sử dụng để khảo sát, nắm bắt thông tin sức khỏe của người dùng thông qua tin nhắn, ghi lại lịch sử sức khỏe của họ thông qua các hình thức nhập dữ liệu khác nhau và thậm chí tạo ra một "điểm số" sức khỏe.

Cách điện thoại có thể giúp truy vết nguồn tiếp xúc?

Sử dụng Bluetooth, smartphone có thể kết nối các smartphone khác nếu chúng ở gần nhau. Nếu ai đó bị nhiễm bệnh, sẽ có một danh sách về các cuộc gặp gỡ trước đó. Điện thoại trong danh sách sẽ nhận được thông báo đẩy thúc giục họ được kiểm tra hoặc tự cách ly.

Về nguyên tắc, hệ thống này hiệu quả hơn các phương pháp theo dõi tiếp xúc truyền thống đòi hỏi nhiều người tham gia điều tra về các di chuyển của bệnh nhân và sau đó phải gọi điện hoặc gõ cửa liên hệ.

Giải pháp Bluetooth sẽ dần hoàn thiện. Các điện thoại có thể ghi lại thông tin của ngay cả khi cách nhau 15 feet (hơn 5m) hoặc cách nhau một bờ tường, mặc dù người bị nhiễm bệnh ho có thể sẽ không gặp vấn đề gì trong khoảng cách đó. Nhưng các nhà phát triển đã và đang nghiên cứu các cách để xác định rõ hơn các địa chỉ "tiếp xúc" dựa trên độ dài và độ mạnh của cái gọi là "sự bắt tay" giữa các thiết bị.

Bluetooth cũng cho kết quả chính xác hơn GPS hoặc dữ liệu vị trí của trạm di động.

Phương pháp nào đang được ứng dụng?

Singapore đã tiên phong truy vết nguồn gốc tiếp xúc qua Bluetooth với một ứng dụng có tên là "TraceTogether". Israel là quốc gia sử dụng hệ thống giám sát mạnh mẽ của chính phủ để theo dõi các ca nhiễm thông qua một ứng dụng có tên "The Shield". Ấn Độ cũng có một ứng dụng tương tự.

Ứng dụng smartphone có thể giúp

Hàn Quốc đang sử dụng dữ liệu vị trí của ĐTDĐ để theo dõi liên lạc, trong khi Đài Loan sử dụng dữ liệu này để thực thi kiểm dịch và đang phát triển một ứng dụng. Trung Quốc đang sử dụng một loạt các hệ thống theo dõi dựa trên ứng dụng.

Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực để phát triển các ứng dụng truy vết nguồn tiếp xúc. Ví dụ, ở châu Âu, một nỗ lực do người Đức đứng đầu đang hướng đến việc tập hợp các quốc gia châu Âu khác triển khai một nền tảng công nghệ có thể hỗ trợ các ứng dụng truy vết nguồn tiếp xúc trên khắp EU gồm 27 thành viên. Tuy nhiên, một số nước châu Âu khác đang theo đuổi phát triển ứng dụng của riêng họ. 

Mỹ hiện vẫn chưa công bố một ứng dụng cụ thể nào, nhưng ít nhất hai nhóm nghiên cứu đại học và một nhóm phát triển phần mềm đặc biệt đang cố gắng nhận được phê chuẩn từ các cơ quan nhà nước và địa phương.

Apple và Google có thể tham gia như thế nào?

Apple và Google cho biết hai công ty quan tâm đến các phương thức tiếp cận và thống nhất phát triển các công cụ, sẽ được công bố vào tháng 5, điều này sẽ cho phép các ứng dụng "bắt tay" nhau. Hai công ty cũng giải quyết vấn đề tiêu tốn nguồn pin và các vấn đề khác đã hạn chế tiện ích của một số ứng dụng ban đầu.

Ứng dụng smartphone có thể giúp

Apple và Google cũng có kế hoạch tiến thêm một bước vào cuối năm nay bằng cách tích hợp chức năng ghi nhật ký trực tiếp vào phần mềm điện thoại của họ gần như trên toàn thế giới.

Những người nhiễm virus vẫn cần tải xuống một ứng dụng để bắt đầu thông báo các tiếp xúc, nhưng ngay cả những người không có ứng dụng cũng có thể nhận được thông báo.

Những quan ngại về quyền riêng tư và bảo mật?

Vấn đề đặt ra là ai có thể xem danh sách liên lạc của một chiếc điện thoại. Gần như tất cả mọi người đều biết về việc xóa nhật ký điện thoại sau khoảng một tháng.

Các công cụ của Google và Apple giữ kín danh sách liên lạc, mọi người liên quan, điều này đã nhận được nhiều khen ngợi từ các chuyên gia bảo mật. Theo đó, chỉ các cơ quan thẩm quyền cần thông tin để xác minh người mang mầm bệnh mới được truy cập vào danh sách để truy vết nguồn tiếp xúc.

Nhưng một số nước và các nhà công nghệ ủng hộ việc thu thập một cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung tất cả "các bắt tay" giữa các điện thoại vì đây là một hệ thống dễ dàng hơn để thiết kế và quản lý. Trong khi đó, những người ủng hộ quyền riêng tư lo lắng rằng một CSDL như vậy sẽ là một mỏ vàng cho tin tặc lợi dụng.

Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất các ứng dụng  theo dõi thông tin GPS để lập bản đồ chi tiết hơn về sự lây lan của virus corona. Nhưng dữ liệu GPS, theo các nhà bảo mật, có thể làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của người dân.

Hiện chưa biết có quốc gia nào bắt buộc sử dụng các ứng dụng như vậy. Nhưng các ứng dụng sẽ không đạt được mục đích nếu không được sử dụng rộng rãi. Một số nhà dịch tễ học cho biết ít nhất phải có 60% dân số trong một quốc gia kích hoạt các ứng dụng này thì việc truy vết nguồn tiếp xúc qua ứng dụng mới có kết quả.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng smartphone có thể giúp "truy vết nguồn tiếp xúc" Covid-19 như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO