Vải thiều của Bắc Giang 2023: những kết quả và biện pháp nâng xuất khẩu
Năm 2023, sản lượng quả vải thiều của Bắc Giang không cao nhưng tổng giá trị doanh thu lại cao nhất từ trước đến nay.
Những năm gần đây, trái vải thiều Việt Nam đã được người tiêu dùng nhiều nước như Nhật Bản, EU, Mỹ… ưa chuộng. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu trái vải được cao hơn. Đánh giá cao vai trò của cơ quan xúc tiến thương mại, các Thương vụ nước ngoài trong việc xúc tiến nhiều mặt hàng nông sản, trái cây, trong đó có quả vải ra thị trường quốc tế.
Bắc Giang được coi là điển hình của các địa phương miền Bắc đặc biệt là khu vực miền núi tiêu thụ thành công các mặt hàng nông sản thế mạnh đặc biệt là xuất khẩu. Vải thiều là mặt hàng nông sản thế mạnh của Bắc Giang đang duyệt là nông sản OCOP đạt 5 sao.
Năm 2023, sản lượng quả vải thiều của Bắc Giang không cao nhưng tổng giá trị doanh thu lại cao nhất từ trước đến nay. Số liệu thống kê cho thấy, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều của toàn tỉnh ước đạt trên 201.600 tấn. Giá trị doanh thu từ quả vải và các dịch vụ phụ trợ ước đạt trên 6.876 tỷ đồng, trong đó riêng từ quả vải trên 4.658 tỷ đồng, tăng hơn 247 tỷ đồng so với năm 2022.
Đáng nói, quả vải thiều của Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu; trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu ước đạt gần 111.200 tấn, sản lượng tiêu thụ nội địa ước đạt gần 90.500 tấn. Trong đó Lục Ngạn là địa phương thế mạnh của Bắc Giang về tiêu thụ nông sản, toàn huyện có 75% là diện tích cây ăn quả đạt tiêu chuẩn Vietgap, hữu cơ
Ngoài các thị trường truyền thống, vải thiều Bắc Giang năm nay tiếp tục chinh phục thị trường cao cấp, khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, EU UAE, Qatar… một số nước khu vực Trung Đông và khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên thị trường tiêu thụ vải thiểu nhiều nhất vẫn là thị trường Trung Quốc chiếm đến 99%
Tuy nhiên, việc xuất khẩu vải thiều ra thế giới vẫn gặp những khó khăn nhất định về bảo quản, công tác vận chuyển xuất khẩu chi phí cao…
Một số giải pháp nhằm nâng cao xuất khẩu vải thiều ra quốc tế
Việc áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu cần được nhân rộng, coi chất lượng là yếu tố hàng đầu; Phối hợp với các huyện vùng trồng vải tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về công tác quản lý sản xuất, quy trình sản xuất vải VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và các qui định của thị trường xuất khẩu, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và thuốc cấm sử dụng, các biện pháp phòng chống sâu bệnh.
Đồng thời, cần tìm tòi các biện pháp bảo quản để vải thiều giữ được độ tươi ngon lâu hơn, như hiện nay việc bảo quản vải thiều giữ được chất lượng chỉ trong 15 – 20 ngày; Hướng dẫn cho người dân những giải pháp bảo quản đảm bảo chất lượng mà vẫn giữ được giá trị của trái vải.
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) xem xét tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ KH&CN và các đơn vị liên quan mở rộng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều tỉnh Bắc Giang tại các nước là thị trường tiềm năng khó tính; chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương vùng trồng vải và các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước nghiên cứu mô hình, dây truyền chế biến, bảo quản sau thu hoạch, phục vụ phát triển chế biến sâu; Tiếp tục chủ động khâu kết nối xúc tiến tiêu thụ cũng như chinh phục các thị trường khó tính.
Bên cạnh đó, cần tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng như đường sắt, Hải quan, vận tải…để có những biện pháp hỗ trợ người dân giảm thiểu chi phí vận chuyển./.