VDC: Khu vực công cần "đi đầu" triển khai IPv6

03/11/2015 20:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện tại, các doanh nghiệp lớn, chiếm hơn 90% thị phần Internet Việt Nam (VNPT, Viettel, FPT) về cơ bản đã sẵn sàng đưa mạng lưới, dịch vụ chuyển sang hỗ trợ IPv6. Vì thế, rất cần thúc đẩy việc sử dụng IPv6 của các cơ quan Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành. Khu vực công phải là "đầu tàu“ áp dụng IPv6.

LTS: Cuối tháng 3 vừa qua, tại cuộc họp phổ biến Kế hoạch hoạt động thúc đẩy IPv6 năm 2014 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) Lê Nam Thắng đã tổng kết 3 nội dung công việc chính cần phải làm trong giai đoạn Khởi động (2013¬2015): mạng lưới, dịch vụ; thiết bị đầu cuối và nội dung. Trong đó, phần mạng lưới, dịch vụ chủ yếu liên quan tới các doanh nghiệp viễn thông,, Internet. Để biết thêm thông tin về việc triển khai Pv6 của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP), Tạp chí CNTT&TT đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Giám đốc Công ty VDC - VNPT.

VDC ĐÃ SẴN SÀNG CUNG CẤP KẾT NỐI MẠNG IPv6

Tạp chí CNTT&TT.Với vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ Intermet (ISP), xin ông cho biết về tình hình triển khai IPv6 và kế hoạch thực hiện đến năm 2020 của đơn vị?

Ông Nguyễn Hồng Hải. Đối với IPv6, VDC đã tìm hiểu và nghiên cứu từ năm 2000 nhung những nghiên cứu, thử nghiệm chỉ ở quy mô nhỏ nhu các phòng Lab. Đến năm 2009, khi có những cảnh báo của quốc tế về vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4, VDC đã phối hợp cùng với VNNIC nghiên cứu các vấn đề liên quan đến IPv6. Năm 2011, ngay sau khi Bộ TTTT ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, VNPT/VDC đã đua ra lộ trình triển khai IPv6 của mình. Giai đoạn 2011 - 2012, VDC đã tiến hành nghiên cứu các giải pháp IPv6 trong mạng VNN và các giải pháp để cung cấp dịch vụ IPv6; thực hiện cung cấp thử nghiệm IPv6 trên các dịch vụ Leased line, băng rộng và trên các dịch vụ email, webhosting...; đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ trên IPv6 để bổ sung, hoàn thiện chất luợng, chính sách dịch vụ; thực hiện nghiên cứu IPv6 cho các vấn đề về QoS, Sec và MNS; xây dựng và phát triển hạ tầng IPv6 VNN; kết nối mạng IPv6 với VNIX và các mạng quốc tế lớn nhu Upstream NTT và Singtel. Kết thúc giai đoạn Chuẩn bị, tại lễ khai truơng "Ngày IPv6 Việt Nam“ năm 2013, VDC đã hỗ trợ một số cổng thông tin trong đó có Bộ TTTT và chuyển đổi một số trang của VDC sang IPv6. Hiện nay, VDC đã sẵn sàng cung cấp kết nối mạng IPv6 với các đối tác trong nuớc và quốc tế, cung cấp các dịch vụ nhu Domain name, Web.

Trong giai đoạn 2015 đến 2017, hạ tầng mạng lưới cung cấp dịch vụ của VDC sẽ hỗ trợ đồng thời cả IPv4 và IPv6 tiến tới cung cấp chính thức các dịch vụ HIS và dịch vụ VPN, đặc biệt với các dịch vụ giá trị gia tăng của VDC hiện đang cung cấp cũng sẽ được chuyển đổi và ứng dụng trên nền IPv6.

Giai đoạn hoàn thiện (2018 - 2020), VNPT/VDC sẽ hoàn thiện các vấn đề kỹ thuật trên mạng lưới và tối ưu các tài nguyên sau khi triển khai IPv6. Cùng với việc thường xuyên cập nhật các nghiên cứu ứng dụng công nghệ IPv6, VDC không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ trên IPv6 để đảm bảo tư vấn và cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất.

Tạp chí CNTT&TT.Xin ông chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai IPv6?

Ông Nguyễn Hồng Hải.  Trước hết, nói về những thuận lợi. Thứ nhất, trên thế giới, IPv6 đã được triển khai trên các mạng IP của các nhà khai thác lớn và IPv6 đã được chuẩn hóa quốc tế. Hiện tại có 3 phương án triển khai IPv6: chạy song song cả IPv4 và IPv6 (dual-stack), đóng gói IPv6 trong IPv4 hoặc ngược lại (sử dụng "đường hầm - Tunnel"), chuyển đổi địa chỉ NAT. Do đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn phương án chuyển đổi phù hợp với những đặc thù riêng của mình. Như vậy, có thể nói đây là một thuận lợi không chỉ cho riêng VDC mà cả các ISP khác.

Thứ hai, ở trong nước, Bộ TTTT đã ban hành Kế hoạch quốc gia về IPv6, giúp các doanh nghiệp định hướng rõ những công việc cần phải làm và lộ trình từng thời điểm thực hiện cho đến khi chuyển đổi hoàn toàn sang IPv6 và các chính sách ưu đãi liên quan đến IPv6...

Thứ ba, VDC là một doanh nghiệp nhà nước hàng đầu cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, do đó có điều kiện tiếp cận công nghệ mới và tham gia nghiên cứu, thử nghiệm IPv6 từ rất sớm. Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật/kinh doanh có kiến thức chuyên sâu, từ cấp quản lý điều hành tới cấp trực tiếp khai thác hệ thống/dịch vụ.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai IPv6, chúng tôi thấy có một số vấn đề khó khăn: Số lượng người sử dụng còn rất ít mặc dù hệ thống mạng kết nối IPv6 của các nhà mạng lớn như VDC/VNPT, Viettel, NetNam... đã sẵn sàng; Có rất ít thiết bị đầu cuối (CPE) hỗ trợ IPv6, đặc biệt là các CPE của khách hàng băng rộng (xDSL, FTTx); Số lượng ứng dụng, dịch vụ, phần mềm trên nền IPv6 vẫn còn ít; Chi phí phát sinh lớn cho việc đầu tư một số lượng lớn CPE mới (có hỗ trợ IPv6) để thay thế cho thiết bị hiện đang sử dụng khi IPv6 được triển khai trên diện rộng; Vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực triển khai IPv6.

VỚI LỘ TRÌNH HIỆN NAY, TRỞ NGẠI VÊ CHI PHÍ THIẾT BỊ IPv6 SẼ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

Tạp chí CNTT&TT.Xin ông cho biết cụ thể hơn về vấn đề chi phí đầu tư thay thế trang thiết bị khi chuyển sang IPv6?

Ông Nguyễn Hồng Hải.  Như tôi đã đề cập ở trên, chi phí đầu tư thay thế trang thiết bị khi chuyển sang IPv6 không chỉ có phía doanh nghiệp cung cấp Internet mà cả khách hàng sử dụng, bởi cả 3 phương án chuyển sang IPv6 đều làm tăng chi phí trang thiết bị đầu tư. Ví dụ, với kỹ thuật dual-stack là đơn giản nhất thì cũng yêu cầu năng lực của CPU tăng lên gấp đôi, nghĩa là tăng chi phí lên. Ngoài ra, tùy theo từng mô hình cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mỗi một doanh nghiệp, khách hàng có thể yêu cầu những hình thức lựa chọn phù hợp.

Chẳng hạn như việc truyền số liệu, trước đây sử dụng Frame Relay (X.25) hay chuyển mạch tế bào ATM, hiện nhiều khách hàng doanh nghiệp vẫn sử dụng mặc dù biết là việc duy trì những công nghệ này có thể rất tốn kém. Thực tế của VDC cho thấy, chúng tôi vẫn còn 3 khách hàng doanh nghiệp dùng Frame Relay, thậm chí là khách hàng quốc tế. VDC đã thực hiện đàm phán, thương thảo và còn có ý định tặng thiết bị nhưng chưa chắc họ đã chấp nhận chuyển đổi vì vấn đề liên quan tới công ty "mẹ“ ở nước ngoài. Do đó, vấn đề chuyển đổi sang IPv6 không phải là việc có thể làm ngay.

Theo tôi được biết, các thiết bị lõi của các doanh nghiệp mới đầu tư gần đây đều có khả năng chạy IPv6 nên hầu như chỉ cần mua thêm giấy phép là có thể chạy được IPv6. Cũng có một số thiết bị sẽ phải mất thêm chi phí nâng cấp như tăng cường thêm RAM để chạy IPv6. Tuy nhiên, những thiết bị đã hết khấu hao, mua cách đây 5 năm chưa được tích hợp những chức năng IPv6 và không chạy được dual-stack thì cần cân nhắc giữa chi phí nâng cấp hay thay mới.

Đối với các thiết bị đầu cuối của khách hàng cũng vậy, khi chuyển sang IPv6, chắc chắn họ sẽ phải nâng cấp hay mua mới. Điều này cũng là vấn đề mà ở góc độ người sử dụng không muốn. Hiện nay, nhiều thiết bị có thể kết nối mạng như smart ti-vi, rất có khả năng sẽ phải "bỏ đi“ khi chuyển đổi sang IPv6. Tất nhiên việc tốn kém này là cho người dùng chứ không phải nhà mạng.

Tuy nhiên, tôi cho rằng với khoảng thời gian 10 năm cho việc chuyển đổi như trong Kế hoạch IPv6 quốc gia thì những rào cản này sẽ được tháo gỡ và theo đúng lộ trình chúng ta sẽ hoàn tất việc chuyển đổi sang IPv6 vào năm 2020. Khoảng thời gian đó đủ để cho những thiết bị mà người dùng đầu tư đã khấu hao hết và có thể loại bỏ. Vì thế, người dùng chắc chắn sẽ ưu tiên chọn IPv6 khi đầu tư mới. Hiện tại, khi nhu cầu thiết bị hỗ trợ IPv6 chưa có nhiều, sản xuất ít nên giá thành còn đắt. Khoảng sau 2015, giá thiết bị IPv6 sẽ giảm nhiều và đương nhiên sẽ có rất nhiều người dùng thay đổi thiết bị của mình phù hợp mạng lưới mới.

NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG IPv6

Tạp chí CNTT&TT. Theo thống kê mới đây của Cisco, chỉ số sẵn sàng IPv6 của Việt Nam đang là 0,7/10. Đây là chỉ số khá thấp trong khu vực ASEAN. Theo ông, liệu Việt Nam có nên đẩy nhanh việc chuyển sang IPv6 trước 2020 để tránh tụt hậu? Ông có nghĩ Việt Nam cũng nên cấp mặc định đỉa chỉ IPv6 như cách các ISP ở Singapore đã làm năm 2013 để đẩy nhanh việc phổ cập sử dụng IPv6?

Ông Nguyễn Hồng Hải.  Đúng vậy, chỉ số sẵn sàng IPv6 của Việt Nam được đánh giá là gần thấp nhất trong khu vực. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế của Việt Nam, lộ trình triển khai IPv6 của Bộ TTTT đề ra là hợp lý. Nếu so sánh với Singapore, họ chỉ có vài triệu dân, số thiết bị đầu cuối người dùng khoảng 1triệu. Trong khi, nước ta có tới 90 triệu dân và hiện có khoảng 5 triệu thiết bị băng rộng. Xét về tỷ lệ là thấp so với Singapore nhưng chi phí thay thế các thiết bị này lại lớn hơn. Hơn nữa, mức thu nhập bình quân theo đầu người ở Singapore cao hơn Việt Nam. Chỉ lấy ví dụ như, mỗi thiết bị đầu cuối có chi phí khoảng 30 - 40 USD, Việt Nam có tới 5 triệu thiết bị cần thay thế, như vậy tổng số tiền cần đầu tư là rất lớn. Ngoài ra, chỉ số Doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU) của các nhà mạng ở Singapore cao hơn ở Việt Nam rất nhiều, nên họ sẵn sàng tặng miễn phí thiết bị cho khách hàng nhưng điều kiện của Việt Nam thì không thể làm thế được.

Có thể khẳng định rằng, tại thời điểm hiện nay việc cung cấp mặc định địa chỉ IPv6 cho người dùng không phải là khó. Theo tôi được biết, các doanh nghiệp lớn như: VDC/VNPT, Viettel, NetNam... đã sẵn sàng cung cấp kết nối IPv6. Vấn đề là phải có thời gian để bài toán kinh tế được giải quyết đối với thực tế của nước ta.

Tạp chí CNTT&TT. Là một thành viên của mạng IPv6 Quốc gia và là một trong những doanh nghiệp về cơ bản đã sẵn sàng đưa mạng lưới, dịch vụ chuyển sang hỗ trợ IPv6, xin ông chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp khi triển khai IPv6 của VDC?

Ông Nguyễn Hồng Hải.  Ngay từ những ngày đầu, VDC đã có những đội ngũ kỹ thuật kết hợp với VNNIC tham dự các hội nghị, hội thảo, đặc biệt là đào tạo chuyển giao từ Trung tâm Thông tin mạng châu Á.

-Thái Bình Dương (APNIC) về IPv6. Trước đó, VDC cũng đã đầu tư các thiết bị để kết nối với các nhà mạng lớn trong khu vực như NTT, Singtel. Qua đó, có thể đánh giá trang thiết bị cũng như khả năng thích ứng cung cấp dịch vụ IPv6 của chúng tôi đã sẵn sàng đáp ứng.

Ngoài ra, VDC đã thử nghiệm thành công IPv6 trong kết nối mạng IP của Bưu điện Trung ương; kết nối IPv6 trên mạng đường trục VN2 của VNPT; phối hợp thử nghiệm thiết bị đầu cuối CPE mới (có hỗ trợ IPv6) với một số nhà sản xuất trang thiết bị đầu cuối như VNPT Technology để tiến tới nâng cấp đồng bộ cho các khách hàng sử dụng dịch vụ của VDC. Vì thế, chúng tôi đã sẵn sàng đáp ứng yêu cầu kết nối IPv6 cho những mạng IP khác.

Hiện VDC đang đề xuất với Tập đoàn VNPT mua các thiết bị đầu cuối hỗ trợ cả IPv6 và IPv4 nhằm thực hiện chuyển đổi từng bước sang sử dụng IPv6. Cụ thể với khách hàng mới thì thực hiện "cấp mới“, còn với khách hàng cũ, thiết bị hỏng có thể đổi hoặc thay mới. Đây là biện pháp mềm dẻo, chi phí hiệu quả, kinh doanh bù đắp được chi phí, không bị khách hàng phản ứng.

Ngoài ra, VDC luôn tích cực tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, thử nghiệm của Bộ TTTT và VNNIC. Qua đó, chúng tôi học hỏi, rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo lộ trình chuyển sang IPv6 của mình và chi phí triển khai IPv6 hiệu quả nhất.

Tạp chí CNTT&TT.Ngày 25/3/2014, Bộ trưởng Bộ TTTT đã ban hành Kế hoạch hoạt động thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2014 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia. Qua đó, cho thấy quyết tâm trong việc tiến tới chuyển đổi sang Pv6 vào năm 2020 của Việt Nam. Ông có bình luận gì về nhũng nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2015?

Ông Nguyễn Hồng Hải. Những chính sách và biện pháp để thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ, bao gồm: mạng lưới, dịch vụ phải sẵn sàng cho IPv6, thiết bị đầu cuối hỗ trợ IPv6 và nội dung, trong giai đoạn (2014 - 2015) đã được Thứ trưởng Bộ TTTT Lê Nam Thắng nêu rất rõ tại hội thảo phổ biến Kế hoạch hoạt động thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2014 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia. Người sử dụng truy nhập Internet là họ cần lấy thông tin. Do đó, nội dung triển khai trên các trang thiết bị IPv6 là yêu cầu cần thực hiện đồng bộ với việc cung cấp cơ sở hạ tầng kết nối IPv6.

Hiện tại, các doanh nghiệp lớn, chiếm hơn 90% thị phần Internet Việt Nam (VNPT, Viettel, FPT) về cơ bản đã sẵn sàng đưa mạng lưới, dịch vụ chuyển sang hỗ trợ IPv6. Vì thế, rất cần thúc đẩy việc sử dụng IPv6 của các cơ quan Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành. Khu vực công phải là "đầu tàu“ áp dụng IPv6. Chẳng hạn, các website của Chính phủ sẽ chuyển sang dùng IPv6 hoặc có thể xây dựng lộ trình trong thời gian 2 năm đầu chạy đồng thời cả IPv4 và IPv6 (dual-stack). Sau 2 năm chỉ còn cung cấp IPv6 thì việc phổ biến IPv6 tới người dân sẽ có những động thái tích cực. Bộ TTTT nên có quyết định để Bộ và các đơn vị của Bộ đi đầu trong sử dụng IPv6. Đây sẽ biện pháp thực tiễn để IPv6 đi vào đời sống của người dân.

Tạp chí CNTT&TT.Cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn!

PV

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
VDC: Khu vực công cần "đi đầu" triển khai IPv6
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO