Viễn thông di động vắng bóng mạng di động "ảo"

Thủy Diệu| 21/09/2021 10:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Mạng di động “ảo” (MVNO) hầu như chưa phát triển và đây là một trong những dấu hiệu cho thấy việc duy trì, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường di động tại Việt Nam cần tiếp tục phải cải thiện…

Doanh nghiệp viễn thông/mạng di động ảo (MVNO - Mobile Virtual Network Operator) là những nhà mạng không có băng tần, không có hạ tầng mạng mà phải đi thuê hạ tầng của các doanh nghiệp/nhà mạng sở hữu hạ tầng mạng (mạng MNO), ví dụ như Viettel, VNPT, MobiFone… để cung cấp dịch vụ viễn thông di động ra thị trường.

Viễn thông di động vắng bóng mạng di động

Đến thời điểm hiện tại Việt Nam mới chỉ có hai mạng di động "ảo" gồm mạng di động iTel (087) và Reddi (055).

Các doanh nghiệp viễn thông (ảo) chỉ triển khai các hoạt động kinh doanh, bán sản phẩm, dịch vụ viễn thông với đầu số thuê bao di động được cơ quan quản lý (Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp phát, còn lại toàn bộ hạ tầng mạng là đi thuê của doanh nghiệp khác (sở hữu hạ tầng).

Mạng "ảo" lẻ bóng trên thị trường viễn thông di động

Trong dự thảo đề án khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số quốc gia mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng và hoàn chỉnh, cho biết mạng di động của Việt Nam tương đối phát triển, điều này thể hiện ở tỷ lệ phủ sóng đạt 99,7%. Mạng di động 5G cũng đã được cấp phép thử nghiệm thương mại, khi triển khai sẽ là bước đột phá về tốc độ kết nối, là điều kiện quan trọng cho kết nối Internet vạn vật trong kỷ nguyên số.

Trong bức tranh viễn thông di động, “nét vẽ” – vốn được đánh giá cho một thị trường phát triển thực sự, cạnh tranh, và huy động mọi nguồn lực xã hội – là mạng di động “ảo”, thì Việt Nam lại đang rất khiêm tốn.

Trong danh sách xếp hạng, Việt Nam xếp thứ 68 trong danh sách của Speedtest về tốc độ mạng di động với tốc độ trung bình đạt 21,67 Mbps. Còn xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai chỉ sau Singapore, xếp trước Thái Lan (vị trí 84: 17,39 Mbps), Malaysia (vị trí 75: 18,87 Mbps), Philippines (vị trí 93: 14,69 Mbps).

Tiếp đến là nhu cầu lưu lượng dữ liệu di động gia tăng trung bình 36%/năm do việc triển khai phổ biến mạng 4G trên nhiều tần số và triển khai công nghệ mới 5G trên diện rộng, trong đó đặc biệt là lưu lượng video chiếm 73% tổng lưu lượng, trong đó 97% là video chất lượng cao. Tỷ lệ phủ sóng mạng 4G theo dân số đạt 98,4% (cao so với các nước phát triển đạt 97%), với tổng số 319.653 trạm BTS…

Những số liệu thống kê trên phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của thị trường viễn thông di động tại Việt Nam. Nhưng trong bức tranh viễn thông di động, “nét vẽ” – vốn được đánh giá cho một thị trường phát triển thực sự, cạnh tranh, và huy động mọi nguồn lực xã hội – là mạng di động “ảo”, thì Việt Nam lại đang rất khiêm tốn.

Tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có hai mạng di động ảo gồm mạng di động iTel (087) của Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương (Indochina Telecom) và mạng di động Reddi (055) của Công ty Cổ phần Mobicast. Đáng nói, “sân chơi” mạng di động “ảo” được đề cập từ hơn 10 năm trước, và chính Indochina Telecom cũng định ra mắt dịch vụ vào năm 2009 nhưng mãi đến 2019 mới có mặt trên thị trường.

Trong hai năm 2019, 2020, thông tin từ một số nhà mạng có hạ tầng rằng một số nhà mạng ảo khác đang ngấp nghé ra mắt thị trường nhưng đến nay vẫn chưa có thêm mạng nào ngoài iTel và Reddi.

Vì sao vắng  bóng mạng di  động ảo?

Hiện tại có 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng di động mặt đất, trong đó có 5 doanh nghiệp nhà nước và 3 doanh nghiệp tư nhân. Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, mức độ tập trung của thị trường di động trong những năm qua có xu hướng ngày càng tăng thể hiện qua chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index – được tính bằng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường).

Cụ thể năm 2009 chỉ số HHI của thị trường di động Việt Nam là khoảng 0.26, đến năm 2020 chỉ số này là khoảng 0.368 cho thấy mức độ tập trung thị trường di động đang cao và có xu hướng độc quyền. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường di động giảm qua các năm (năm 2010 có 9 doanh nghiệp, từ năm 2015 đến nay còn 8 doanh nghiệp), đặc biệt các doanh nghiệp MVNO hầu như chưa phát triển thành công.

“Đây là những dấu hiệu cho thấy việc duy trì và thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường di động cần tiếp tục phải cải thiện”, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá.

Bộ này ví dụ tại Anh, dịch vụ băng rộng di động chủ yếu được cung cấp bởi bốn nhà khai thác mạng di động (MNO) là EE, O2, Vodafone và Three UK với 85% thị phần, 15% thị phần còn lại do gần 90 doanh nghiệp bán lại dịch vụ di động (MVNO) thực hiện phát triển; các doanh nghiệp MVNO cung cấp dịch vụ di động vào thị trường ngách và phát triển thuê bao IoT.

Vì sao mạng “ảo” tại Việt Nam vẫn chưa phát triển? Lãnh đạo một số mạng có hạ tầng (MNO) cho rằng, hiện nay lượng thuê bao di động tại Việt Nam đã cán ngưỡng bão hòa, rất khó để phát triển thêm thuê bao mới. Các mạng “ảo” ra đời chủ yếu phải đi vào các thị trường ngách, tuy nhiên ngay cả thị trường ngách (như cung cấp cho khu công nghiệp, khu đô thị,…) thì các nhà mạng MNO đã phủ khắp và cũng đang cạnh tranh khốc liệt.

“Các mạng di động “ảo” mới có mặt trên thị trường muốn tồn tại đều phải dựa vào lợi thế về giá (rẻ) và cách triển khai khác biệt. Nhưng giá cước viễn thông di động tại Việt Nam đã rất rẻ và người dùng cũng không còn quan tâm về giá. Còn sự khác biệt, chẳng hạn như dịch vụ, ứng dụng, tiện ích… thì cũng không dễ và tốn kém”, đại diện một nhà mạng lớn (đề nghị không nêu tên) nói với VnEconomy, và vì thế, vị này cho rằng, cửa cạnh tranh và phát triển đối với các mạng di động ảo tại Việt Nam là rất khó và không nhiều.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Viễn thông di động vắng bóng mạng di động "ảo"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO