Diễn đàn

Việt Nam ban hành nhiều chính sách thúc đẩy các hoạt động KHCN và ĐMST

PV 07/03/2023 16:30

Thủ tướng nhấn mạnh, về khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý và các ưu đãi đầu tư để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động KHCN và ĐMST.

Ngày 7/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, với chủ đề "Khả năng mới của mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản hướng tới tương lai".

9.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam và Nhật Bản

Phát biểu tại Hội thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, kế thừa và phát huy các quan hệ lâu đời trước đây, cách đây 50 năm, ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó tới nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực… Đặc biệt, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư luôn được chú trọng, đẩy mạnh toàn diện.

Là một trong những cường quốc trong ngành công nghiệp, dịch vụ của thế giới, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to lớn với nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, sở hữu công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và là một trong những nước đi đầu về ứng dụng KHCN và phát triển kinh tế số, xã hội số.

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, đang duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào và có nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất công nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu và là một quá trình thay đổi sâu sắc các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong chiến lược CĐS của Việt Nam, hợp tác công - tư cần được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi. Chính phủ dẫn dắt và doanh nghiệp (DN) đồng hành trong nỗ lực chung thúc đẩy CĐS, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; trong đó lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển.

Về KHCN và ĐMST, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý và các ưu đãi đầu tư để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động KHCN và ĐMST.

Theo Báo cáo Chỉ số ĐMST toàn cầu năm 2022 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đã đạt được những tiến bộ, xếp vị trí 48/132 quốc gia, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, đã có nhiều tập đoàn DN lớn trên thế giới có hoạt động đầu tư trong lĩnh vực KHCN, ĐMST và thành lập những trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, dựa trên truyền thông lâu đời, 50 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển. Là hai nước Đông Á, hai quốc gia biển, hai nền kinh tế Việt - Nhật có tính bổ sung cao, còn nhiều dư địa và nhiều tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong đổi mới công nghệ, CĐS, đa dạng chuỗi cung ứng và phát triển xanh.

Thủ tướng kỳ vọng các DN FDI nói chung và Nhật Bản nói riêng sẽ tăng cường hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vận dụng khoa học quản lý tiên tiến, hiệu quả; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ĐMST và đóng góp đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Đồng thời, kêu gọi các DN, nhà đầu tư và nhân dân Nhật Bản đầu tư nhiều hơn nữa, hỗ trợ nhiều hơn nữa, tích cực hơn nữa với Việt Nam vì lợi ích chung của hai nước, của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tại buổi tiếp đoàn đại biểu Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) diễn ra cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam khuyến khích các DN Nhật Bản mở rộng hợp tác đầu tư vào hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ thông tin, đô thị thông minh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, ĐMST…

3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • CĐS trong quản lý chuỗi cung ứng: 4 mục tiêu chính của DN
    Sau “cú sốc” gián đoạn vì đại dịch COVID-19 và các nguyên nhân địa chính trị khác, chuỗi cung ứng bây giờ đã trở thành “nhân vật chính” của nền kinh tế, chuyển từ chức năng hậu trường sang yếu tố tiên quyết, tác động đến khả năng thành bại của một doanh nghiệp (DN).
  • Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển du lịch bền vững
    Trước tiên, hành trình của khách du lịch bắt đầu từ việc lên kế hoạch thời gian đi, quốc gia đến, thủ tục visa, vé máy bay bao nhiêu, quá trình bay, đặt khách sạn, thủ tục cửa khẩu.
  • Ra mắt chương trình truyền hình tôn vinh, giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt
    Chương trình truyền hình "Chào tiếng Việt" xây dựng, đồng hành cùng giáo trình Chào tiếng Việt của tác giả Thụy Anh với ưu thế có thể dễ dàng tiếp cận trên truyền hình và các nền tảng số.
  • Thiếu kết nối giữa các đơn vị sẽ khiến CĐS gặp khó khăn
    Theo chia sẻ của các chuyên gia, sự thiếu kết nối, chia sẻ giữa các đơn vị làm công nghệ và các đơn vị phát triển ứng dụng, các đơn vị thụ hưởng sẽ dẫn tới các bài toán ứng dụng chưa chạm tới và chưa giải quyết triệt để các vấn đề của doanh nghiệp (DN).
  • Hưng Thịnh Phát tiên phong chuyển đổi số tại tỉnh Thái Bình
    Triển khai đồng thời cả 3 bộ giải pháp quản trị công việc, quy trình và dự án Base Work+, quản trị nhân sự toàn diện Base HRM+ và quản trị thông tin Base Info+ cho 540 nhân sự, Hưng Thịnh Phát đã khẳng định vai trò là một trong những doanh nghiệp (DN) lớn tiếp tục tiên phong CĐS tại tỉnh Thái Bình.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam ban hành nhiều chính sách thúc đẩy các hoạt động KHCN và ĐMST
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO