Việt Nam đứng Top 10 thế giới về tỷ lệ ứng dụng IPv6

Lan Phương| 21/11/2019 14:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Việt Nam đứng Top 10 thế giới và top 5 khu vực châu Á – Thái Bình Dương về tỷ lệ ứng dụng IPv6 là thông tin được công bố tại Hội thảo triển khai IPv6 cho đô thị thông minh khu vực ASEAN vào ngày 21/11/2019, tại Hà Nội.

Ông George Kuo, Giám đốc dịch vụAPNIC

Ông George Kuo, Giám đốc dịch vụ APNIC tham dự Hội thảo đã công bố Việt Nam đứng Top 10 thế giới và top 5 khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ ứng dụng IPv6.

10 quốc gia đứng đầu về tỷ lệ ứng dụng IPv6 (Nguồn: stats.labs.apnic.net)

Ông đánh giá cao nỗ lực triển khai IPv6 tại Việt Nam và cho biết Internet đang tiếp tục phát triển với quy mô rộng khi số người sử dụng Internet tăng, công nghệ thay đổi nhanh chóng, tài nguyên IPv4 cạn kiệt...

IPv6 cho phép đồng bộ có cấu trúc, tích hợp định tuyến, giảm chi phí đầu tư và vận hành, cho phép các đầu tư cho các mạng quy mô lớn với các mô hình đơn giản hơn, người sử dụng Internet được hưởng lợi khi truy cập Internet nhanh, an toàn… theo đó việc triển khai IPv6 là cần thiết.

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Thành viên Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia

Chia sẻ câu chuyện triển khai IPv6 thành công tại Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Thắng, Thành viên Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia cho biết: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 64,5 triệu người sử dụng Internet, trong đó 20 triệu người sử dụng kết nối IPv6.

Việt Nam thành công trong chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 nhờ có các chính sách thúc đẩy IPv6, đặc biệt Việt Nam ngay từ đầu Kế hoạch quốc gia về triển khai IPv6 theo 3 giai đoạn đã được ban hành: Giai đoạn chuẩn bị (2011 - 2012), Giai đoạn triển khai (2013 – 2015) với các công việc như chuyển đổi mạng với sự hỗ trợ cả IPv4 và IPv6, hình thành hạ tầng mạng quốc gia IPv6, cung cấp các dịch vụ thử nghiệm IPv6 và Giai đoạn hoàn thành 2016 – 2019 đảm bảo hoạt động của mạng Internet Việt Nam hoạt động dựa trên công nghệ IPv6.

Tháng 5/2019, đã chính thức công bố cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng IPv6 tại Việt Nam và kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam có chính sách hỗ trợ như về thuế cho việc mua sắm các thiết bị công nghệ cao hỗ trợ IPv6. Các thiết bị Internet, các sản phẩm CNTT khi mua sắm, sản xuất mới bắt buộc phải tương thích IPv6. Các cổng thông tin điện tử, các trang web, xây cơ quan nhà nước... được yêu cầu chuyển đổi sang IPv6.

Cùng với đó, các công tác như truyền thông, đào tạo - huấn luyện đội ngũ (hiện đã có 1.800 người tham gia), tổ chức các hội thảo, học hỏi kinh nghiệm… được tổ chức thường xuyên và liên tục.

Việt Nam cũng có ngày IPv6 Việt Nam để tổ chức hội thảo quốc gia và các hoạt động nâng cao nhận thức IPv6, mang lại nhiều cơ hội cho người sử dụng Interrnet. Các đơn vị tiên phong triển khai IPv6 phải là các cơ quan nhà nước. Sau năm 2019, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy IPv6 cho các nhà cung cấp nội dung, cơ quan nhà nước, 5G, IoT, thành phố thông minh.

Thông tin về triển khai IPv6 tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Huyền Quang, Cục CNTT và Dữ liệu Tài nguyên Môi trường, cho biết: đến giữa tháng 9/2019, Bộ đã hoàn thành chuyển đổi IPv6 và đã sử dụng mô hình IPv4/IPv6 ở cả 2 trung tâm dữ liệu tại Bộ và Cục, song song cho các mạng lõi, người sử dụng thiết bị đầu cuối và thiết bị di động .

Sau khi hoàn thành triển khai mạng lõi và các dịch vụ tại 2 trung tâm, tỷ lệ chấp nhận IPv6 đã tăng. Kết quả nối bật là tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt hơn 80% so với mức tăng trưởng chung của Việt Nam là hơn 30%.

Theo ông Engr. Benjz Gerard M. Sevilla, đại diện Phillipines, hội thảo là hoạt động nằm trong dự án hệ sinh thái ICT thông minh được Hội nghị Bộ trưởng CNTT (TELMIN) lần thứ 18 thông qua nhằm xác định và hình thành kiến trúc mong muốn, ICT thích ứng cho thiên tai và vai trò của triển khai IPv6 cho thành phố thông minh.

Ông Triệu Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TTTT

Ông Triệu Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TTTT cho biết: Nhằm thúc đẩy hợp tác CNTT-TT tại ASEAN, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã chủ trì và tổ chức Hội thảo với sự tham dự của cơ quan quản lý ICT các nước và APNIC cùng với các doanh nghiệp (DN) ICT…

Các nước ASEAN đã triển khai IPv6 nhưng ở các cấp độ khác nhau. Theo đó, việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các nước ASEAN rất cần thiết.

ASEAN có nhiều chương trình để thúc đẩy IPv6. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong triển khai IPv6, trong đó nỗ lực của VNNIC, thường trực Ban công tác là rất lớn.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Sau hội thảo, sẽ có những khuyến nghị cho Nhóm công tác về Viễn thông - CNTT ASEAN (TELSOM) và Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông - CNTT ASEAN (TELMIN) để có những hướng dẫn trong các nước ASEAN triển khai IPv6 trong những năm tới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam đứng Top 10 thế giới về tỷ lệ ứng dụng IPv6
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO