Việt Nam phát triển nguồn nhân lực thích ứng với cuộc cách mạng 4.0

PV| 29/10/2020 08:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Indonesia với tư cách nước thành viên ASEAN vừa tổ chức trực tuyến Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (ALMM) lần thứ 26 và Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN+3 (ALMM+3) lần thứ 11.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm rà soát lại các hoạt động thuộc lĩnh vực lao động đã triển khai trong hai năm vừa qua. Đồng thời, đây là diễn đàn để đại diện lãnh đạo các nước thành viên ASEAN trao đổi, đánh giá, thống nhất các tuyên bố được thông qua bao gồm: Tuyên bố ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay, Tuyên bố của các Bộ trưởng Lao động ASEAN về tương lai việc làm.

Dự hội nghị lần này, với sự góp mặt của 10 Bộ trưởng phụ trách lao động các nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam tham dự có Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn.

Trên cơ sở các tuyên bố được thông qua, các Bộ trưởng khẳng định đây sẽ là những văn kiện làm cơ sở cho ASEAN nói chung và mỗi quốc gia thành viên ASEAN tham khảo, lồng ghép các hoạt động vào chính sách của mình theo hướng phát triển bền vững, lấy con người làm trung tâm, nỗ lực hướng tới một xã hội hòa nhập và công bằng.

Ngoài ra, các Bộ trưởng chung quan điểm thống nhất thông qua kế hoạch công tác giai đoạn 2021 - 2025 trong kênh lao động bao gồm: Chương trình làm việc của các Bộ trưởng Lao động ASEAN, Kế hoạch công tác của Nhóm công tác về các điển hình lao động tiên tiến trong ASEAN (SLOM-WG), Kế hoạch công tác của Nhóm công tác về An toàn vệ sinh lao động, Kế hoạch hành động của Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư…

Việt Nam phát triển nguồn nhân lực thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam coi phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược của Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam coi phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược của Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020. Thông qua việc thực hiện Chiến lược này, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ tăng từ 15,58% năm 2011 lên 24% năm 2019 và ước tính đạt mục tiêu 25% vào năm 2020. Một số chỉ số nhân lực của Việt Nam cũng đạt thứ hạng cao trong khu vực như chỉ số vốn nhân lực, chỉ số đổi mới sáng tạo, chỉ số phát triển con người.

"Tiếp nối Chiến lược trên, Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2021-2030 đang được Việt Nam xây dựng với việc tập trung vào Phát triển nhân lực thích ứng với cuộc cách mạng 4.0", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của các nước thành viên ASEAN trong việc cùng Việt Nam xây dựng và thông qua Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay và Lộ trình của Tuyên bố. Việt Nam cam kết thực hiện các nỗ lực cùng ASEAN nhằm thúc đẩy hiệu quả việc triển khai các Tuyên đã được thông qua.

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Thông cáo chung Hội nghị ALMM lần thứ 26 nhằm phản ánh kết quả của Hội nghị, đồng thời nhau cùng nhất trí Hội nghị ALMM lần thứ 27 sẽ được tổ chức tại Phillipine vào năm 2022.

Đối với hội nghị ALMM+3, các Bộ trưởng dành nhiều thời gian trao đổi, thống nhất nhiều vấn đề, trong đó tập trung vào những cam kết tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với ba nước đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các Bộ trưởng cũng nhất trí Hội nghị ALMM+3 lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại Philippines vào năm 2022.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam phát triển nguồn nhân lực thích ứng với cuộc cách mạng 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO