Việt Nam ủng hộ xây dựng môi trường mạng an toàn nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế

PV| 25/05/2020 16:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Việt Nam ủng hộ xây dựng môi trường mạng an toàn, thân thiện, cởi mở và ổn định, đáp ứng nhu cầu và lợi ích chính đáng của các nước, người dân, đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Ngày 22/5/2020, Estonia - nước Chủ tịch luân phiên tháng 5/2020 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ), cùng với Bỉ, Cộng hòa Dominicana, Indonesia, Kenya đã tổ chức cuộc họp trực tuyến về chủ đề Ổn định không gian mạng, ngăn ngừa xung đột và tăng cường năng lực.

Tham dự cuộc họp có khoảng 50 nước, trong đó có Thủ tướng Estonia phát biểu khai mạc, các Ngoại trưởng Latvia, Lithuania, Ukraine, các Đại sứ, đại diện các nước thành viên HĐBA và LHQ tại New York và từ Thủ đô các nước.

Bà Nakamitsu Izumi, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề giải trừ quân bị, bày tỏ quan ngại các cuộc tấn công vào hệ thống và dịch vụ dựa trên nền tảng CNTT có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID19, trung bình cứ 39 giây lại có một cuộc tấn công.

Bà nhận định các quốc gia thành viên LHQ đã đạt nhiều tiến triển trong xây dựng khuôn khổ pháp lý về hoạt động CNTT, có sự đồng thuận ủng hộ các quy tắc tự nguyện điều chỉnh hành vi quốc gia trong môi trường mạng, biện pháp xây dựng lòng tin và tăng cường năng lực.

Phó Tổng Thư ký cho rằng, khuôn khổ toàn cầu về an ninh mạng còn "sơ khai", các chính phủ cần phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy hiểu biết chung, chia sẻ kinh nghiệm, điều phối tốt các nguồn lực, nhằm hướng tới thực hiện "một thế giới, một mạng lưới, một tầm nhìn".

Ông David Koh, Giám đốc điều hành Cơ quan an ninh mạng Singapore, cho rằng khủng hoảng mạng không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế, mà còn làm giảm lòng tin của người dân vào cơ quan quản lý, giảm lòng tin giữa các quốc gia; khẳng định yêu cầu bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin cơ bản; cho biết tăng cường năng lực về an ninh mạng là ưu tiên của Singapore trong hợp tác ASEAN cũng như hợp tác với các nước.

Ông Jame Lewis, Phó Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, cho rằng nhiều nội hàm và việc áp dụng luật pháp quốc tế trong môi trường mạng còn chưa rõ ràng, cần tiếp tục làm rõ.

Ý kiến của các nước tập trung nhấn mạnh yêu cầu xây dựng không gian mạng hòa bình, an toàn, an ninh, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương LHQ, kêu gọi tăng cường biện pháp xây dựng năng lực sử dụng, quản trị không gian mạng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm quốc gia về bảo vệ không gian mạng.

Việt Nam ủng hộ xây dựng môi trường mạng an toàn nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế - Ảnh 1.

Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh:dangcongsan.vn)

Tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cho biết, Việt Nam ủng hộ xây dựng môi trường mạng an toàn, thân thiện, cởi mở và ổn định, đáp ứng nhu cầu và lợi ích chính đáng của các nước, người dân, đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; khẳng định luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc cơ bản, được áp dụng trong không gian mạng; sự hợp tác giữa các quốc gia và giữa quốc gia với khu vực tư nhân là cần thiết, nhưng cần dựa trên nhu cầu và yêu cầu của nước liên quan.

Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ an ninh không gian mạng, hợp tác xây dựng năng lực và khả năng ứng phó với sự cố mạng là một trong các ưu tiên hoạt động của ASEAN; trong năm 2020, Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN đã tổ chức thành công, an toàn hai Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về COVID-19.

Bài liên quan
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam ủng hộ xây dựng môi trường mạng an toàn nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO