Viet Stamp kiến nghị phản đối bộ tem Đài Loan vi phạm chủ quyền của Việt Nam

PV| 12/04/2021 14:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Câu lạc bộ Viet Stamp thuộc Hội Tem TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị về bộ tem bưu chính Đài Loan vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Theo Câu lạc bộ Viet Stamp, ngày 23/11/2020, Bưu chính Đài Loan phát hành bộ tem bưu chính gồm 5 mẫu tem mang tên "Đăng tháp bưu phiếu" (Tem bưu chính về đèn biển) thể hiện hình ảnh 5 công trình đèn biển do Đài Loan xây dựng, trong đó có 1 công trình đèn biển do Đài Loan xây dựng trái phép trên đảo Ba Bình (Tên quốc tế: Itu Aba Island, bị Đài Loan chiếm đóng trái phép từ năm 1956 và gọi là: Thái Bình đảo) là đảo lớn nhất nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cụ thể, mẫu tem thứ năm trong bộ tem, mang tên "Thái Bình đảo đăng tháp" (Đèn biển trên đảo Thái Bình), có giá mặt cao nhất trong bộ tem là 15 tân Đài tệ, thể hiện hình ảnh công trình đèn biển do Đài Loan xây dựng trái phép trên đảo Ba Bình năm 2015, cao 13,7 mét trên mực nước biển và có tầm hoạt động 10 hải lý.

Kiến nghị về bộ tem vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa - Ảnh 1.

Hành động này của Bưu chính Đài Loan đã vi phạm luật quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không phù hợp với các quy định của Văn kiện Liên minh Bưu chính thế giới (Điều 8, Công ước).

Bưu chính Đài Loan đã mượn cớ phát hành tem bưu chính về đèn biển để tuyên truyền rộng rãi cho cái gọi là "chủ quyền của Đài Loan" đối với đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà đã bị Đài Loan chiếm đóng trái phép, nhằm đánh lừa dư luận trong và ngoài nước về hành động phi pháp của mình.

Vì vậy, CLB Viet Stamp đã kiến nghị Bộ TT&TT, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Tem Việt Nam xem xét, chính thức có ý kiến kịch liệt phản đối Bưu chính Đài Loan và Hội Tem Đài Loan về hành động phát hành tem bưu chính vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Thể theo nguyện vọng của đông đảo người sưu tập tem Việt Nam trong và ngoài nước, Câu lạc bộ Viet Stamp cũng đề nghị Bộ TT&TT xem xét, quyết định phát hành một bộ tem phổ thông thể hiện hình ảnh bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục tình yêu nước, yêu biển đảo với đông đảo công chúng; khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam với thế giới thông qua tem bưu chính.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
Đừng bỏ lỡ
Viet Stamp kiến nghị phản đối bộ tem Đài Loan vi phạm chủ quyền của Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO