Thông tin truyền thông và thông tin đối ngoại là một công cụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trong năm qua, thông tin đối ngoại đã tạo ra một hình ảnh Việt Nam tốt đẹp, tích cực với dư luận thế giới,
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, cần đến sức mạnh tổng hợp, cần có sự kết hợp chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí truyền thông. Hoạt động báo chí, truyền thông của Việt Nam những năm qua đã tạo nên những thành công không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, truyền tải thông tin một cách kịp thời, tuyên truyền đến người dân các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển, đảo.
Có nhiều mô hình, phương pháp tuyên truyền về biển đảo nhưng các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam, tìm hiểu về 40 năm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã và đang phát huy tác dụng, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp người Việt Nam và cả người nước ngoài.
Trong hành trình bảo vệ và gìn giữ biển đảo Việt Nam, ngư dân đóng vai trò như những “cột mốc sống”. Hỗ trợ cho ngư dân bám biển, khai thác thủy, hải sản chính là một trong những giải pháp hữu hiệu, vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế, vừa bảo vệ được chủ quyền biển đảo.
Tại Hội chợ hàng tiêu dùng, ẩm thực Việt Nam ở Osaka, ban tổ chức dành riêng một gian hàng để treo các tấm áp phích lớn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt Nam là quốc gia ven biển, có các vùng biển và quần đảo rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, kinh tế biển quốc gia có mối quan hệ mật thiết đối với đời sống của người dân, đồng thời đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ an ninh – quốc phòng của đất nước.
Phong trào sưu tập tem Việt Nam đang gặp những thách thức và giải pháp cho phát triển phong trào đã được Hội tem Việt Nam, các nhà sưu tập tem, cơ quan quản lý nhà nước trao đổi thẳng thắn tại Hội thảo phát triển phong trào sưu tập tem tại Việt Nam trong khuôn khổ Triển lãm tem bưu chính quốc gia - Vietstampex 2020, chiều 24/6.
Thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 5270/KH-BTTTT ngày 24/12/2021 của Bộ TT&TT, sáng ngày 21/4 tại Thư viện tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh đã chính thức Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 tỉnh Bắc Giang.
Việt Nam nằm sát Biển Đông, nền kinh tế biển, ven biển, kinh tế biển đảo của nước ta ngày cành được chú trọng, là vấn đề chiến lược quan trọng, mang tính sống còn, nhất là tình hình đang đòi hỏi phải có những đối sách phù hợp với bối cảnh nhiều nước lớn trên thế giới đều có quan hệ về quyền lợi hoặc có mối quan tâm riêng tại vùng biển này.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: "Chúng ta đang sống trong một xã hội mở về thông tin, dựa trên nền tảng phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là CNTT. Đây là môi trường nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra những cơ hội lớn cho báo chí...".
Thời gian qua, ngành xuất bản tiếp tục phải đối mặt với nhiều thử thách nặng nề do thiên tai, đại dịch Covid-19 toàn cầu. Đứng trước yêu cầu thực tiễn trên, với sự tập trung cao trong chỉ đạo và quyết tâm khắc phục vượt khó của các đơn vị xuất bản, ngành Xuất bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cơ quan chỉ đạo, quản lý trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành đã thay đổi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo sát với thực tiễn đang đặt ra, nhất là việc định hướng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong nội dung xuất bản phẩm ngày càng rõ nét, kịp thời, góp phần hạn chế xuất bản phẩm sai phạm, lành mạnh hóa môi trường văn hóa đọc.
Câu lạc bộ Viet Stamp thuộc Hội Tem TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị về bộ tem bưu chính Đài Loan vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Trong báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 -2021 của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Một dân tộc mạnh phải là dân tộc đoàn kết, có ý chí, quyết tâm hành động mạnh mẽ với khát vọng trở thành giàu có, thịnh vượng, bền vững trường tồn.
Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam là hết sức thiêng liêng, nhưng cũng hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài. Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.