Viettel và ĐH Vinh bắt tay hợp tác, thúc đẩy chuyển đổi số

TH| 27/05/2022 19:19
Theo dõi ICTVietnam trên

Chiều ngày 27/05/2022, tại trụ sở trường Đại học (ĐH) Vinh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và ĐH Vinh. Đây là bước phát triển quan trọng trong quá trình chuyển đổi số (CĐS) của ĐH Vinh.

Sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình CĐS của trường ĐH Vinh, hướng tới mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, Viettel và ĐH Vinh sẽ cùng hợp tác triển khai 4 nhóm ứng dụng giải pháp, bao gồm: ứng dụng phần mềm trong quản lý và giảng dạy; triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên; triển khai hệ thống dạy và học qua mạng; triển khai kho học liệu số. Trong đó, nổi bật là việc triển khai giải pháp quản lý học tập Viettel LMS (Learning Management System) để phục vụ công tác bồi dưỡng thường xuyên qua mạng cho giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo thống kê, hàng năm trường ĐH Vinh phụ trách công tác bồi dưỡng thường xuyên cho hơn 50.000 giáo viên và cán bộ quản lý tại các địa phương trực thuộc phạm vi bồi dưỡng như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Mặt khác, theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục phổ thông cần được bồi dưỡng thường xuyên khoảng 120 tiết học/năm.

Như vậy, tổng thời gian trường ĐH Vinh cần bồi dưỡng thường xuyên tương đương gần 6 triệu tiết học/năm. Nếu triển khai theo mô hình tập huấn trực tiếp truyền thống thì quá trình bồi dưỡng thường xuyên gặp nhiều khó khăn và cản trở bởi khoảng cách địa lý hay gián đoạn bởi dịch bệnh.

Tuy nhiên, khi áp dụng hệ thống LMS, thay vì phải di chuyển hàng trăm km đến từng địa phương để tập huấn trực tiếp thì mỗi giáo viên cốt cán có thể tổ chức bồi dưỡng thường xuyên và theo dõi tiến trình học tập của hàng ngàn giáo viên cùng một lúc. Thông qua hệ thống Viettel LMS, toàn bộ học liệu đào tạo giáo viên được số hóa trên cùng một nền tảng. 

Đặc biệt, với hạ tầng do Viettel làm chủ, toàn bộ các chương trình bồi dưỡng thường xuyên đều được vận hành và triển khai thông suốt với số lượng lớn học viên truy cập đồng thời. Nhờ vậy, có thể giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tiết kiệm được thời gian, chi phí di chuyển, đồng thời nhà trường nâng cao hiệu quả triển khai đào tạo so với phương pháp truyền thống. Ứng dụng LMS không chỉ giúp nhà trường có công cụ để quản lý học liệu trực tuyến mà còn là công cụ hữu ích để các giáo viên trên toàn quốc chủ động nâng cao trình độ.

Bà Phạm Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Giáo dục, Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - Thành viên của Tập đoàn Viettel cho biết: "Với hợp tác chiến lược giữa Viettel và trường ĐH Vinh, chúng tôi sẽ đồng hành cùng nhà trường, chia sẻ kỹ năng quản trị trong thời đại số, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường".

Hệ sinh giáo dục số của Viettel giúp tối ưu công tác quản lý trường học tại hơn 25.000 cơ sở giáo dục; triển khai tập huấn cho 800.000 giáo viên và cán bộ quản lý trên toàn quốc; tạo lập tài khoản hỗ trợ quản lý, học, thi trực tuyến cho hơn 35.000 trường học… Hệ thống Viettel LMS là một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái giáo dục số của Viettel, đáp ứng yêu cầu liên thông, đồng bộ cơ sở dữ liệu chung toàn ngành giáo dục với các nền tảng khác trong hệ sinh thái.

Các giải pháp giáo dục số của Viettel đã đạt được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, tiêu biểu như: giải Vàng ICT Awards 2019 với sản phẩm mạng xã hội học tập ViettelStudy, giải Vàng IT World Awards 2022 với sản phẩm hệ thống quản lý học và thi trực tuyến K12Online.

Trước đó, năm 2021, ĐH Sư phạm Hà Nội và Viettel cũng đã hợp tác thúc đẩy chiến lược CĐS, hướng đến mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy, học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn 2021 - 2025./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ericsson muốn chọn Việt Nam là nơi phát triển các sản phẩm, công nghệ mới
    Chiều 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý Nhà nước về thương mại điện tử
    Bộ TT&TT được giao phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm tăng cường chế tài xử lý, đình chỉ, ngăn chặn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan lĩnh vực thương mại điện tử.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Tăng hiệu quả quản lý vận hành bất động sản với ứng dụng PropTech
    Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bất động sản đã mở ra một thị trường mới trong lĩnh vực này, thị trường công nghệ BĐS (PropTech), góp phần mang lại lợi ích cho các bên tham gia đầu tư bất động sản.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
Đừng bỏ lỡ
Viettel và ĐH Vinh bắt tay hợp tác, thúc đẩy chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO