Báo chí

Vĩnh Long hướng đến chuyển đổi số toàn diện thực chất, hiệu quả

PV 13/10/2024 17:39

Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Vĩnh Long quyết tâm theo đuổi cuộc cách mạng chuyển đổi số, một cách mạng sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực.

Chuyển đổi số là động lực để phát triển kinh tế

Tại Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia năm 2024 (Chương trình được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các tỉnh, thành phố trên cả nước) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, CĐS là xu thế tất yếu và là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân. Sự kiện chào mừng Ngày CĐS quốc gia năm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, khơi dậy ý chí, quyết tâm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trên cả nước chung tay thực hiện thành công mục tiêu về CĐS quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số. Qua đó góp phần góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh, thịnh vượng.

Để công tác CĐS được thực hiện toàn diện, sâu rộng, thực chất và hiệu quả trong thời gian tới. Thủ tướng đề nghị cần nâng cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công cuộc CĐS. Đồng thời nghiên cứu tham mưu, đề xuất các định hướng chiến lược, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện CĐS trên các trụ cột chính. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của CĐS mang lại. Tập chung chú trọng đầu tư, nâng cao hạ tầng, hệ thống lưới điện, sóng viễn thông, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

picture2.jpg
CĐS là xu thế tất yếu và là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân

Hiện nay Việt Nam đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về CĐS quốc tế. Trong đó, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133; chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194.

Bên cạnh đó ngành công nghiệp công nghệ thông tin có bước phát triển, tác động lan tỏa tích cực đến nhiều ngành, lĩnh vực. Cụ thể, có 51.000 doanh nghiệp công nghệ số và tạo 1,5 triệu việc làm; doanh thu công nghiệp công nghệ số trong 9 tháng ước đạt 118 tỷ USD; doanh thu từ hoạt động phần mềm và dịch vụ số là 6,64 tỷ USD; nhiều dự án đầu tư mới, mở rộng sản xuất, lắp ráp với giá trị hàng tỷ USD.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin thêm, số hóa các ngành kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực: Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh CĐS trong quản lý, đầu tư, xây dựng, sản xuất và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Trong đó thương mại điện tử tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, thuộc nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới; thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp cả nước.

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc và bứt phá hơn, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu CĐS đặt ra trên các trụ cột công nghiệp, công nghệ thông tin; số hóa các ngành kinh tế; quản trị số; dữ liệu số; tập trung các giải pháp thúc đẩy phát triển thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số; đẩy mạnh triển thực hiện Đề án 06.

Vĩnh Long tiếp tục mục tiêu chuyển đổi số

Theo thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra năm 2024 là năm chuyển đổi số (CĐS) quốc gia có chủ đề “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Hưởng ứng phong trào thi đua, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về công cuộc CĐS. Nhiều chương trình công nghệ số đã được áp dụng sâu rộng trong xử lý văn bản, cải thiện đáng kể thủ tục hành chính tại các ngành, địa phương cũng như trong doanh nghiệp, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

picture1.jpg
Tỉnh Vĩnh Long nỗ lực thực hiện công cuộc CĐS toàn diện.

Cùng với cả nước, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long nỗ lực thực hiện công cuộc CĐS toàn diện với mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, trong đó ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến.

Về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là xu hướng để các doanh nghiệp từng bước CĐS, giúp thay đổi thói quen hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại. Nổi bật, đã có 100% cơ quan xúc tiến thương mại được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Hiện nay tỉnh Vĩnh Long có 73 website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến. Có 35 sản phẩm hàng hóa đủ tiêu chuẩn đưa vào áp dụng trong hệ thống truy xuất nguồn gốc theo kế hoạch của dự án, các sản phẩm.

Là doanh nghiệp phát triển cùng quá trình chuyển đổi số của đất nước Bà Nguyễn Thị Trúc Linh- Giám đốc Công ty TNHH Thuận Duyên Food (Tam Bình) chia sẻ: “Phần lớn người tiêu dùng thực hiện song song việc tìm hiểu về độ uy tín, thành phần sản phẩm, giấy tờ chứng nhận có liên quan và liên hệ, đặt hàng thông qua website.”

Cũng theo bà Đoàn Hồng Hạnh - Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long, hiện nay mức độ thanh toán điện tử và thương mại điện tử của tỉnh tăng. Người dân thấy được sự thuận lợi của thương mại điện tử như mua sắm trực tuyến trên các nền tảng ứng dụng.

Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long cũng cho biết Sở đã và đang triển khai các hạng mục, nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin gồm tham gia các hội chợ thương mại trong môi trường số, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia; thực hiện phát triển thương mại điện tử năm 2024. Sở tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo các kỹ năng về thương mại điện tử, CĐS cho doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong thời gian tới.

Tích cực tham mưu hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số của tỉnh. Đồng thời, kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các sàn thương mại điện tử trong nước, tăng cơ hội quảng bá về hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm, hỗ trợ phát triển thị trường.

Khẳng định vai trò của CĐS của tỉnh Vĩnh Long ngày càng hiệu quả đã và đang bắt đầu đi vào thực tế, được người dân đồng thuận. Đồng thời, hạ tầng để đảm bảo cho công tác CĐS như hệ thống viễn thông, internet được triển khai khá tốt. Tỉnh Vĩnh Long cũng quyết tâm không có “vùng lõm” trong triển khai hạ tầng số, nâng cao tối đa chất lượng các hoạt động trong mọi lĩnh vực trên địa bàn toàn tỉnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Long hướng đến chuyển đổi số toàn diện thực chất, hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO