Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình

Đình Hoạch| 24/09/2022 10:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong những năm trở lại đây, các loại hình dịch vụ phát thanh truyền hình (PTTH) tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp trong nước đã đón đầu xu thế công nghệ và triển khai cung cấp nhiều dịch vụ mới, các gói nội dung theo yêu cầu đa dạng phong phú nhằm thu hút người sử dụng dịch vụ truyền hình.

Dịch vụ phát thanh, truyền hình là dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nguyên vẹn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài và dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến người sử dụng. Dịch vụ phát thanh, truyền hình có thể được cung cấp trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ không qua thiết bị lưu trữ, làm chậm (dịch vụ truyền hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu riêng biệt của thuê bao sử dụng dịch vụ (dịch vụ theo yêu cầu).

Để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình các đài đã chủ động những kế hoạch và chiến lược phát triển cụ thể như: kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn; kế hoạch về nội dung, công nghệ, nhân lực; kế hoạch thu hút công chúng, mở rộng thị trường...

Cùng với đó là chiến lược về nhân sự, chiến lược xây dựng nội dung nhằm vươn tầm quốc tế, chiến lược khai thác, ứng dụng công nghệ phát triển truyền hình.

Chiến lược sẽ quyết định toàn bộ hướng đi của cả đài. Chiến lược đúng, phù hợp sẽ đưa đài vượt qua được thách thức, chiếm lĩnh cơ hội, vươn lên khẳng định một chỗ đứng nhất định trong thị trường cạnh tranh.

Để phát triển dịch vụ, các đài PTTH cũng xây dựng phương án cung cấp dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ PTTH, quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH và các quy hoạch khác trong lĩnh vực PTTH, thông tin điện tử.

Đồng thời, xúc tiến đẩy mạnh các phương án: Bố trí nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, dự báo và phân tích thị trường dịch vụ, kế hoạch kinh doanh và giá cước dịch vụ, dự toán chi phí đầu tư và chi phí hoạt động ít nhất trong 2 năm đầu tiên…

Ngoài ra, các đài cũng tăng cường đẩy mạnh phương án thiết lập trung tâm thu phát tất cả các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài tập trung ở một địa điểm, trừ các kênh chương trình thuộc danh mục kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương, gồm: Thiết kế kỹ thuật hệ thống thiết bị xử lý tín hiệu, thiết bị kết nối đến mạng truyền dẫn, thiết bị quản lý dịch vụ, quản lý thuê bao và bảo vệ nội dung…

Các đài PTTH đã chủ động áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phù hợp quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn an ninh thông tin; xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật bảo đảm tính liên tục của dịch vụ và quyền lợi của thuê bao; có dự kiến danh mục kênh chương trình trong nước (trừ các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương), kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng sẽ cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền kèm theo các văn bản chấp thuận của đơn vị cung cấp nội dung…

Đặc biệt, để phát triển dịch vụ hiệu quả, nhiều Đài Phát thanh, Truyền hình đã có quá trình ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của mình từ nhiều năm trở lại đây, như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và rất nhiều Đài phát thanh, truyền hình địa phương như: Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh, Truyền hình Vĩnh Long, Nghệ An, Hải Phòng… Chuyển đổi số là một bước tiến vượt trội so với ứng dụng công nghệ số, làm thay đổi các quy trình, hoạt động của Đài theo hướng tạo ra giá trị nhiều hơn. Chuyển đổi số sẽ giúp các Đài có thể làm được nhiều hoạt động trước đây các Đài không thể làm được hoặc nếu làm bằng cách truyền thống thì sẽ không khả thi do tốn kém rất nhiều chi phí về tài chính, con người… Nhờ chuyển đổi số hiệu quả hoạt động của Đài sẽ tăng lên, cung ứng dịch vụ tốt hơn để phục vụ người dân./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Lấy người dân làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
    Sáng 16/11 theo giờ địa phương tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
  • PGS,TS Lê Thanh Bình: Người thầy thắp lửa và truyền lửa cho ngành truyền thông quốc tế và ngoại giao văn hóa
    Từ người lính radar của Quân chủng Phòng không-Không quân, sau đó được cử đi học tập ở Liên Xô và trở về phục vụ đất nước, trong mấy chục năm qua, PGS,TS Lê Thanh Bình đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho công tác ngoại giao văn hóa. Thầy đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực truyền thông và văn hóa đối ngoại cho Học viện Ngoại giao và đất nước.
  • Trí tuệ nhân tạo và bình đẳng giới
    Sự quan tâm đến các công cụ AI tạo sinh đang bùng nổ trên toàn thế giới - nhưng nhân viên nữ đang tụt hậu so với đồng nghiệp nam trong việc sử dụng công nghệ. Điều đó có thể có ý nghĩa lớn không chỉ đối với lộ trình nghề nghiệp của cá nhân mà còn đối với các công ty đang tạo ra và lấp đầy các công việc trong tương lai.
  • Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
    UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
  • CT Semiconductor công bố kế hoạch phát triển nhà máy Thủ Đức
    Ngày 16/11/2024, CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) chính thức công bố kế hoạch phát triển nhà máy CT Semiconductor Thủ Đức, tại sự kiện Lễ hội quốc tế Khoa học công nghệ & đổi mới sáng tạo TP. Thủ Đức lần 1 - Thu Duc Innovation Fest 2024.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO