Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Bắc Giang: đột phá từ các cơ chế, chính sách

Đỗ Thêu| 07/09/2021 07:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Dù vừa phải phòng, chống dịch Covid-19 và khôi phục phát triển kinh tế, song các địa phương trong tỉnh Bắc Giang vẫn chủ động thực hiện, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) và nông thôn mới nâng cao.

Lạng Giang là huyện tích cực xây dựng NTM nâng cao của tỉnh Bắc Giang. Trong 4 năm trở lại đây, chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện không ngừng nâng lên. Thu nhập bình quân tăng từ 48,5 triệu đồng/người/năm lên 67,8 triệu đồng. Diện tích nhà ở bình quân tăng từ 19,6m2 lên 25,2m2/người.

Năm nay, từ ngân sách của địa phương, huyện Lạng Giang đã triển khai hỗ trợ 2 tỷ đồng cho mỗi xã xây dựng NTM. Các xã thực hiện NTM nâng cao là: Tân Dĩnh, Nghĩa Hưng, Mỹ Thái. Qua rà soát, 3 xã trên đã hoàn thành 11/14 tiêu chí, đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số tiêu chí về giao thông, cảnh quan môi trường và cơ sở vật chất văn hóa. Dự kiến trình thẩm định công nhận vào tháng 10 tới.

Thời điểm này, các xã đăng ký về đích NTM nâng cao như: Hương Mai, Quảng Minh (Việt Yên); Quý Sơn (Lục Ngạn); Đông Phú (Lục Nam)… đang gấp rút hoàn thành các tiêu chí khó là: Trường học; cơ sở vật chất văn hóa; đặc biệt là tiêu chí cảnh quan - môi trường với các công trình: Cải tạo, nâng cấp, xây mới trường, lớp học, nhà văn hóa thôn; xây dựng, cải tạo cảnh quan môi trường thôn, xã; xây dựng, hoàn thiện khu tập kết, xử lý rác thải tập trung.

Xác định xây dựng NTM nâng cao là quá trình liên tục nhằm bảo vệ, giữ vững thành quả trong xây dựng NTM bền vững, nếu các địa phương không duy trì, nâng cao sẽ đánh mất các tiêu chí NTM đã đạt.  Thực hiện chương trình xây dựng NTM, một số địa phương đã linh hoạt, đổi mới cách thức thực hiện để từ đó tạo đà xây dựng xã NTM. Cũng từ hình thành thôn NTM, tỉnh đã xây dựng thôn NTM kiểu mẫu và thôn NTM kiểu mẫu nâng cao.

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Bắc Giang cho biết, quá trình thực hiện thôn NTM đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; phát huy, khơi dậy sự sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ lãnh đạo thôn và cộng đồng.

Trong quá trình xây dựng NTM nâng cao (từ năm 2018 đến nay), tỉnh Bắc Giang đã bổ sung các quy định, bộ tiêu chí và cơ chế quản lý. Đồng thời, sử dụng nguồn vốn ngân sách cùng các nguồn lực khác một cách hợp lý; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM nâng cao, coi trọng quy hoạch và phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương. 

Tỉnh chú trọng nâng cao thu nhập, đời sống người dân và xây dựng "những miền quê đáng sống". Với cách làm khoa học, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở đã khiến cho diện mạo của một vùng nông thôn rộng lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từng bước được thay da đổi thịt,  làm thay đổi căn bản cuộc sống của bà con nơi đây.

Xây dựng Nông thôn mới nâng cao ở Bắc Giang: đột phá từ các cơ chế, chính sách - Ảnh 2.

Bộ mặt nông thôn và đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không ngừng được nâng lên.

Năm 2021, Bắc Giang phấn đấu có 17 xã  hoàn thành xây dựng NTM nâng cao. Sau khi dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn việc thực hiện các tiêu chí, hiện các địa phương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, bảo đảm về đích đúng hẹn.

Bắc Giang xác định xây dựng NTM nâng cao là chuyển từ "lượng" sang "chất", người dân vẫn là chủ thể, trực tiếp thực hiện và hưởng thụ. Từ nay đến năm 2025, Bắc Giang phấn đấu có 40% xã NTM nâng cao/tổng số xã đạt chuẩn NTM. Đến nay toàn tỉnh có 8 xã đạt NTM nâng cao./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Bắc Giang: đột phá từ các cơ chế, chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO