Trong khi bà Sian Fenner, Chuyên gia kinh tế châu Á tại Oxford Economics cho rằng Việt Nam sẽ không rơi vào suy thoái nhờ các xu hướng tích cực tiền Covid-19, thì ông Gareth Leather, Chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á tại Capital Economics lại cho rằng "điều tồi tệ nhất có lẽ vẫn chưa đến".
" Việt Nam có thể ngăn chặn suy thoái kinh tế trong năm nay, khi nước này trở lại làm việc và học sinh đi học lại sau các biện pháp ngăn chặn coronavirus sớm", Sian Fenner, Chuyên gia kinh tế châu Á tại Oxford Economics nói với CNBC hôm thứ 4/5.
Bà Sian nhận định: "Việt Nam sẽ không tránh khỏi sự suy giảm của nhu cầu toàn cầu bên ngoài ... Nhưng chúng tôi không cho rằng kinh tế sẽ rơi vào suy thoái hoặc thu hẹp".
Chính các biện pháp hạn chế biên giới sớm và các biện pháp giãn cách xã hội đã giúp Việt Nam tránh được một làn sóng lây lan lớn.
Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc chuyển hướng chuỗi cung ứng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và bà Fenner cho biết xu hướng này sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của Việt Nam. Ý kiến của bà Fenner được đưa ra sau khi Việt Nam bắt đầu cho phép nhiều hoạt động kinh doanh tiếp tục hoạt động từ cuối tháng 4.
Vào thứ Hai, hàng triệu học sinh đã trở lại trường học sau 3 tháng ở nhà. Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á giảm bớt giãn cách xã hội. Việt Nam đã đóng cửa các trường học vào đầu tháng 2 khi các trường hợp dương tính đầu tiên được phát hiện.
Mặc dù có chung đường biên giới với Trung Quốc - nơi coronavirus xuất hiện lần đầu tiên, Việt Nam đã báo cáo chỉ 271 trường hợp nhiễm và không có ca tử vong nào. Việt Nam đã không báo cáo bất kỳ trường hợp dương tính mới nào trong gần ba tuần.
Theo báo cáo của Cybersecurity Ventures, tạp chí nghiên cứu hàng đầu thế giới về nền kinh tế mạng toàn cầu cho thấy tổng tổn thất do tội phạm mạng gây ra ảnh hưởng toàn cầu lên đến 8 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Chi phí thiệt hại này sẽ ngày càng tăng do tội phạm mạng và có thể gây tổn hại đến 10,5 nghìn tỷ USD đến năm 2025.
Trong thời đại công nghệ số phát triển nhanh chóng, việc đào tạo nhân lực số đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTU) đã và đang nỗ lực cải thiện chất lượng giảng dạy mang lại hiệu quả cao đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường lao động IT hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế trở thành ưu tiên hàng đầu của các cơ sở giáo dục. Tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTU), việc mời các chuyên gia từ những tập đoàn lớn như FPT, Viettel, Foxconn và Samsung tham gia giảng dạy đã mang lại giá trị vô cùng quý báu. Họ không chỉ giảng dạy lý thuyết gắn với thực tiễn mà còn tập trung truyền đạt cho sinh viên những kiến thức có thể áp dụng cho công việc sau này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.
Số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy hơn 90% sinh viên thuộc các ngành công nghệ số tìm được việc làm phù hợp trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp. Các doanh nghiệp đều đang tích cực tìm kiếm nhân tài không chỉ cho các lĩnh vực tiên tiến như AI hay dữ liệu lớn nói riêng mà còn cho các nhu cầu thiết yếu khác của ngành công nghệ thông tin nói chung.
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, kinh tế cả nước tiếp tục có nhiều điểm sáng.
Hội Nhà báo Việt Nam thường xuyên hỗ trợ các nhà báo trong việc áp dụng công nghệ, từ đó giúp cải thiện chất lượng tác phẩm, mở rộng khả năng tiếp cận thông tin và tiếp cận công chúng.
Viettel thiết kế thành công con chip phức tạp nhất đến nay của Việt Nam dựa trên nền tảng nghiên cứu phát triển trong nhiều năm, và con chip này tiếp tục để lại những bài học kinh nghiệm cho chặng đường tiếp theo.
Hệ thống phân phối máy đọc sách Akishop vừa tổ chức "Inknovation Day". Tại đây, khách tham dự không chỉ trải nghiệm các thiết bị hiện đại mà còn khám phá và so sánh các dòng máy E-Ink từ phiên bản cũ đến mới nhất hiện nay.
Theo Ủy ban KHCN&MT, tại thời điểm này, Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý để điều chỉnh về AI để phát triển thế mạnh, lợi thế của AI đồng thời hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Yegor Shyshov, một người nước ngoài sinh sống tại Trung Quốc 15 năm, đã tận mắt chứng kiến công nghệ 5G đang cách mạng hóa cuộc sống hàng ngày ở tỉnh phía đông này.
Triển lãm Viet Stamp XII với chủ đề “Mãi mãi xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thu hút sự quan tâm của công chúng đối với văn hóa sưu tập tem và sưu tập kỷ vật cách mạng ở Việt Nam.
Dự án “Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
UniFS là một giải pháp hỗ trợ lớn cho ngành an toàn thực phẩm với những khả năng tạo lập cơ sở dữ liệu và các ứng dụng chuyên ngành một cách tập trung, nhất quán.
Nhiệm vụ hàng đầu của việc đào tạo báo chí - truyền thông là đào tạo một cách toàn diện, đặc biệt là đào tạo đội ngũ người làm báo có tư duy nhạy bén, có bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn, có khả năng làm chủ công nghệ, có phẩm chất đạo đức...
Đã có 32,1 triệu sổ sức khỏe cho người dân được tạo lập; 15 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID; trên 81.000 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã được tiếp nhận và xử lý qua VNeID.