Truyền thông

Yêu cầu nền tảng xuyên biên giới phát triển công cụ giám sát livestream

Anh Minh 06/03/2024 22:00

Lãnh đạo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ TT&TT chỉ ra rằng văn hóa livestream đang đối mặt với khó khăn trong việc phát triển các công cụ giám sát hình ảnh. Hiện tại, cách làm vẫn chỉ là giám sát thụ động - tức là video phải được tải về trước khi được quét, chứ chưa thể giám sát video theo thời gian thực.

Phát triển công cụ giám sát livestream ngăn nội dung độc hại

Livestream các nội dung nhạy cảm, độc hại hoặc lừa đảo là một vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm. Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT chỉ ra rằng văn hóa livestream đang đối mặt với khó khăn trong việc phát triển các công cụ giám sát hình ảnh.

“Gần đây, chúng tôi đã hợp tác với một số công ty công nghệ để phát triển công cụ giám sát video, tuy nhiên vẫn chỉ là giám sát video thụ động - tức là video phải được tải về trước khi được quét, chứ chưa thể giám sát video theo thời gian thực”, ông Do chia sẻ.

ong-le-quang-tu-do.jpg
Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Lê Quang Tự Do

Chính vì vậy, một số đối tượng đã tận dụng tính năng livestream, cung cấp các thông tin dịch vụ nhạy cảm, như lừa đảo, livestream bán hàng xong xóa dấu vết nhanh sau khi hoàn thành giao dịch, hoặc các nội dung có liên quan đến khiêu dâm, mại dâm và các hoạt động bất hợp pháp khác.

“Chúng tôi cũng đang làm việc với các nền tảng, đặc biệt là các nền tảng xuyên quốc gia, để yêu cầu phát triển công cụ giám sát livestream, đảm bảo đơn vị có trách nhiệm chủ động rà soát và ngăn chặn nội dung độc hại trên nền tảng của họ”.

Cục PTTH&TTĐT đã hợp tác với một số công ty công nghệ lớn như FPT, Viettel để đặt hàng và phát triển các công cụ cần thiết. “Đây là một cuộc rượt đuổi giữa chính và tà. Trong quá trình đó, chúng tôi chưa có đủ công cụ phát hiện, vì thế rất cần sự hỗ trợ từ tai mắt quần chúng nhân dân và báo chí. Khi phát hiện các nội dung nhạy cảm, có thể chụp màn hình, quay video để cơ quan quản lý có dữ liệu xử lý”.

Cài đặt VTVGo trên các trang chủ TV

Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do cũng cho biết Bộ TT&TT đã đặt ra nhiệm vụ đưa nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo lên TV, để người dân thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin.

Do đó, Cục PTTH đã làm việc với các nhà sản xuất TV lớn. Đến nay đã có 4 - 5 nhà sản xuất TV đồng ý cài app VTVGo lên giao diện chính của màn hình TV. Tuy nhiên, chỉ một số TV sản xuất từ tháng 9/2023 thì mới cài đặt được, hoặc người dùng phải tự cài đặt.

Các nhà sản xuất TV cũng đã đồng tình là lô hàng TV năm 2025 sẽ cài app VTVGo trên nút phím tắt ở thiết bị điều khiển. “Việc cài đặt ứng dụng trên giao diện trang chủ của TV không yêu cầu thay đổi cấu trúc cứng, nhưng cài đặt thông qua phím tắt là là phải thay đổi phần cứng và thiết kế, đòi hỏi nhiều công sức hơn”, ông Lê Quang Tự Do nói. “Vì vậy, cần tạo sự đồng khởi, ủng hộ, rồi từ sự ủng hộ của các nhà sản xuất, sẽ biến kế hoạch thành thực tiễn. Quá trình thực hiện này cần một lộ trình trong khoảng hai năm”./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Yêu cầu nền tảng xuyên biên giới phát triển công cụ giám sát livestream
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO