Chuyển đổi số

Yếu tố để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đứng đầu về đánh giá mức độ CĐS 2022

Hoàng Linh 24/07/2023 17:04

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số (CDS) cấp bộ, tỉnh năm 2022 tại dti.gov.vn/xep-hang-2022.

Chỉ số tăng trưởng vượt mục tiêu nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính quyền

So với năm 2021 (0,61), tốc độ tăng trưởng chỉ số CĐS quốc gia năm 2022 (0,71) có chậm lại, nhưng các chỉ số thành phần về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao từ 45% - 55%. Điều này có nghĩa là càng lên mức cao, thì việc tăng điểm sẽ càng khó khăn.

Chỉ số tổng hợp cấp tỉnh có mức tăng trưởng mạnh hơn chỉ số tổng hợp cấp bộ, phản ánh một cách tương đối, trên bình diện tổng thể, là trong năm 2022 thì các địa phương nỗ lực lớn hơn các bộ, ngành Trung ương.

Năm 2022, 100% các bộ, tỉnh đều có chỉ số tăng so với năm 2021. Điều này phản ánh một cách tương đối trong năm 2022, cả hệ thống chính quyền các cấp đều nỗ lực, nhưng mức độ nỗ lực khác nhau sẽ có kết quả khác nhau.

Lãnh đạo quan tâm, ứng dụng AI giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư đứng đầu về đánh giá CĐS

Nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương thời gian qua được đền đáp bằng nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận, giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công (DVC) theo hướng “lấy người sử dụng làm trung tâm”, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp “dựa trên dữ liệu số”, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức người lao động của cơ quan nhà nước “dựa trên nền tảng số, dữ liệu số”, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Các kết quả trên được thể hiện qua những số liệu quan trọng.

Khối bộ, ngành có cung cấp DVC: Bộ KH&ĐT số hạng 1, Bộ Tài chính giảm bậc

xep-hang-cds-bo-nganh-2022.png
Đánh giá mức độ CĐS khối bộ, ngành cung cấp DVC năm 2022

Sau 2 năm dẫn đầu vào các năm 2020 và 2021, đến năm 2022, Bộ Tài chính giảm hạng 1 bậc, xếp thứ 2.

Năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đứng số 1 ở tất cả các chỉ số chính, đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) rất quan tâm chỉ đạo việc triển khai nền tảng số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động quản lý nhà nước. Năm 2022, Bộ KH&ĐT cũng kiện toàn, đổi tên Trung tâm Tin học thành Trung tâm Công nghệ thông tin và CĐS.

Bộ Xây dựng tăng hạng mạnh nhất, tăng 5 bậc, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ và bắt đầu vào cuộc hành động để cải thiện chỉ số nhận thức và chỉ số nhân lực. Bộ Tư pháp giảm hạng mạnh nhất, giảm 5 bậc.

Xếp cuối bảng là Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), giảm 3 bậc so với năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ KH&CN cũng có ít giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu nhất trong khối bộ, ngành có cung cấp dịch vụ công (DVC).

Khối bộ, ngành không cung cấp DVC: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN có sự bứt phá mạnh mẽ nhất

xep-hang-cds-dia-phuong-2022.png

Xếp đầu tiên là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại DN có sự bứt phá mạnh mẽ nhất, tăng 6 bậc, từ xếp cuối vào năm 2021 lên xếp thứ 2 vào năm 2022.

Khối địa phương tuyên truyền mạnh về CĐS

10 địa phương xếp đầu bảng, từ vị trí thứ 1 đến vị trí thứ 10, lần lượt là: TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, TP. Cần Thơ, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nam Định.

xep-hang-dia-phuong-cds-2023.png
Đánh giá mức độ CĐS địa phương 2022

10 địa phương xếp cuối bảng, từ vị trí thứ 54 đến vị trí thứ 63, lần lượt là: An Giang, Quảng Trị, Thái Bình, Hà Giang, Cà Mau, Phú Yên, Bạc Liêu, Cao Bằng, Gia Lai, Bắc Kạn.

Các địa phương thực hiện tuyên truyền phổ biến về CĐS qua đầy đủ các kênh truyền thông như: Cổng Thông tin điện tử; chuyên trang về CĐS; báo điện tử của tỉnh; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; hệ thống truyền thanh cơ sở với tần suất thường xuyên liên tục (1 tuần/1 lần). Các tỉnh tiêu biểu là TP. Đà Nẵng, Lạng Sơn, Yên Bái, Thanh Hóa, Ninh Bình, Ninh Thuận, Bình Dương, Quảng Ngãi, Lào Cai.

Bên cạnh đó, việc ban hành đầy đủ các văn bản về CĐS, gồm: Nghị quyết của Cấp ủy, Kế hoạch hành động theo giai đoạn, theo từng năm của Cấp chính quyền; tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn, quán triệt; ban hành các chính sách khuyến khích người dân sử dụng DVC trực tuyến, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ CĐS;... cũng được chỉ đạo sát sao ở một số địa phương như: TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Hưng Yên, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phổ cập mạng băng rộng cáp quang

Theo Bộ TT&TT để thúc đẩy CĐS cần quan tâm triển khai, phổ cập mạng băng rộng cáp quang đến hộ gia đình; phổ cập điện thoại thông minh đến người dân; triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ CĐS theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Bộ TT&TT; triển khai các nền tảng số dùng chung và bắt đầu có ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) hoạt động hiệu quả

Đóng góp vào thúc đẩy CĐS, là Tổ CNSCĐ được thành lập đến tận thôn, xóm và hoạt động hiệu quả. Tổ CNSCĐ được định kỳ tối thiểu một năm một lần tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về CĐS cho cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho người lao động; người dân được phổ cập kỹ năng số cơ bản trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà của Bộ TT&TT.

 Cảnh báo đỏ về giá trị của chỉ số an toàn thông tin (ATTT)

Cũng theo Bộ TT&TT, điểm cảnh báo đỏ là giá trị của chỉ số ATTT mạng năm 2022 tuy đã có tăng trưởng trên 46% so với năm 2021, nhưng vẫn ở mức thấp, dưới mức trung bình, mới chỉ đạt 0,48. Do đó, đây tiếp tục là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong năm 2023.

Để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng ở mức cơ bản phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu, thời gian qua, Bộ TT&TT đã hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, 63/63 địa phương đã đáp ứng mức cơ bản. Đối với 24 bộ, ngành có hệ thống cần kết nối, chia sẻ dữ liệu, 10/24 bộ, ngành đã hoàn thành và đã được đánh giá, xác nhận; 7/24 bộ, ngành đã hoàn thành và đang chờ được đánh giá, xác nhận; 7/24 bộ, ngành đang được Bộ TT&TT hỗ trợ nhưng vẫn chưa hoàn thành.

Tuy nhiên, Bộ TT&TT đề nghị các bộ, ngành, địa phương lưu ý là Bộ TT&TT chỉ hỗ trợ bảo đảm ATTT mạng ở mức cơ bản phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu tối đa đến hết tháng 12/2024. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương đang được hỗ trợ phải chủ động đăng ký kinh phí, thực hiện đầu tư hoặc thuê dịch vụ an toàn, an ninh mạng ngay từ bây giờ.

CĐS cần người đứng đầu vào cuộc trực tiếp

Theo Bộ TT&TT, tổng kết mô hình thành công chung cho các bộ, ngành, địa phương là sự vào cuộc trực tiếp của người đứng đầu. CĐS thay đổi cách làm, mà để thay đổi cách làm thì người đứng đầu là quyết định. CĐS lại chú trọng vào người sử dụng. Vì vậy, CĐS cần người đứng đầu quan tâm, vào cuộc trực tiếp, đặt ra bài toán, chỉ ra cần làm cái gì, cần thay đổi cái gì. DN công nghệ đưa ra giải pháp. Người đứng đầu tiên phong sử dụng và quyết liệt chỉ đạo việc sử dụng trong toàn bộ cơ quan, tổ chức.

Trong khi đó, thành công đặc trưng cho các bộ, ngành là việc kiện toàn, đổi tên hoặc bổ sung nội hàm chức năng CĐS ngành, lĩnh vực cho đơn vị chuyên trách về CNTT. Khi được trao thêm sứ mệnh về việc tham mưu CĐS ngành, lĩnh vực, khi được giao chính danh nhiệm vụ, thì sẽ kích hoạt sự thay đổi của đơn vị chuyên trách về CNTT. Tự họ sẽ thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tập huấn kỹ năng, tổ chức phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng, hình thành nên các cơ sở dữ liệu, kết nối, chia sẻ dữ liệu và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Đối với các địa phương, thành công là nhờ thúc đẩy phát triển đều cả ba trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Tuỳ đặc thù từng địa phương tại từng thời điểm cụ thể có thể nhấn mạnh vào yếu tố lợi thế, hoặc khắc phục yếu tố hạn chế của mình để phát triển.

Từ những kết quả đạt được năm 2022, các bộ, ngành, địa phương lấy đó làm nền tảng để tiếp tục tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm, cải thiện tồn tại, hạn chế, phấn đấu đạt được những cột mốc, con số ấn tượng trong năm 2023 với mục tiêu, phương hướng chỉ đạo đúng đắn, phù hợp.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về CĐS quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính , Chủ tịch Uỷ ban CĐS quốc gia đã nhấn mạnh một số nguyên nhân và bài học, mà trước hết là vai trò của người đứng đầu, nếu người đứng đầu vào cuộc chỉ đạo quyết liệt thì ở phía dưới có sự chuyển động mạnh mẽ; phát triển hạ tầng phải đồng bộ, toàn diện, liên thông, nhanh chóng hiện đại hóa hạ tầng số; tạo động lực, cảm hứng để người dân và DN tham gia tích cực hơn vào CĐS./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • "Tôi dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng cả trái tim mình"
    Anh Saleem Hammad - người dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập cho biết: “Xuất phát từ tình cảm sâu sắc, sự kính trọng cũng như lòng biết ơn, sau 12 năm gắn bó với đất nước Việt Nam thân thương, tôi đã thực hiện thành công việc dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập bằng cả trái tim mình.”
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
Yếu tố để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đứng đầu về đánh giá mức độ CĐS 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO